Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng biên giới vững mạnh

Thứ sáu - 24/05/2024 09:30 505 0
Nằm trên khu vực biên giới của huyện Phong Thổ, xã Huổi Luông có 13,015 km đường biên, địa bàn rộng 13.049,68 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 4.109 ha thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; có 1.475 hộ, 7.881 khẩu chủ yếu là người dân tộc Dao, Hà Nhì, Mông cùng sinh sống.
Cán bộ Đồn Biên phòng Huổi Luông duy trì có hiệu quả mô hình "Tiết học biên cương", góp phần nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ đường biên, mốc giới Tổ quốc cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ
Cán bộ Đồn Biên phòng Huổi Luông duy trì có hiệu quả mô hình "Tiết học biên cương", góp phần nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ đường biên, mốc giới Tổ quốc cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ

Đảng bộ xã có 27 chi bộ trực thuộc với 230 đảng viên, để lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khu vực biên giới ngày càng vững mạnh, Ban Chấp hành Đảng bộ xã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức đoàn thể chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính trị của xã; phân công các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành xã phụ trách các bản, thường xuyên xuống bản để tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình cơ sở; chú trọng phát huy vai trò của chi bộ bản trong thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngay từ cơ sở.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, nhân dân trong xã đã tích cực tìm tòi học hỏi nhiều địa phương khác trong huyện, trong tỉnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống lúa có chất lượng vào gieo cấy; chuyển đổi phương thức canh tác lạc hậu sang chăm sóc theo khoa học, sử dụng phân bón sinh học, hữu cơ kết hợp vô cơ nhằm đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao; tận dụng, khai thác tiềm năng, thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương phát triển cây trồng phù hợp như cây chuối, khoai sọ, sắn, xoài, quế, nghệ đen, gừng...

Đảng bộ xã đã lãnh đạo UBND xã, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế Chương trình nông thôn mới; Chương trình 135; 30a của Chính phủ; các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cấp, sửa chữa và bê tông hóa nhiều tuyến đường nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế. Chủ động tham gia, đầu tư các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng tập trung liên kết bao tiêu sản phẩm (năm 2023 thực hiện mô hình trồng quế tập trung được 100 ha ở 3 bản Huổi Luông; mô hình trồng rừng phòng hộ 24 ha ở bản Hồ Thầu, 60 ha khoai sọ, 4,5 ha dong riềng).

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sự vào cuộc của chính quyền, cùng với sự hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đem lại kết quả đáng phấn khởi. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, từ xã còn nhiều khó khăn, năm 2020 Huổi Luông đã về đích hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã từng bước được nâng cao, năm 2023 đạt 16 tiêu chí nâng cao.

Nhân dân tích cực phát triển sản xuất, năm 2023 diện tích lúa 335ha, năng xuất 49,70 tạ/ha; ngô 735ha, năng xuất 41,10 tạ/ha; cây sắn 350ha, cây trồng hằng năm 200ha; cây chuối 632ha đặc biệt là cây chuối tây đã cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/ha; chú trọng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa thị trường có kiểm soát dịch bệnh; khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại kiên cố; vừa bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa mưa bão, vừa tránh trộm cắp và dịch bệnh có thể xảy ra. Chỉ đạo cán bộ thú y phối hợp với các bản đẩy mạnh tuyên truyền Nhân dân nâng cao ý thức, chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đói rét; tiêm phòng vắc-xin định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm, tổng đàn gia súc gia cầm có 22.151 con.

Đời sống người dân trong xã không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua từng năm: năm 2020 đạt 36,37 triệu đồng, năm 2023 thu nhập bình quân đạt 42,1 triệu đồng (tăng 9,1 triệu đồng so với năm 2019), lương thực bình quân đầu người đạt 600kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,4%; phấn đấu năm 2025 đạt 50 triệu đồng/người.

Văn hóa - xã hội có bước phát triển, có 02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Duy trì và phát triển 13 tổ văn nghệ của thôn bản, tỷ lệ gia đình đạt văn hóa 79,7%, bản, cơ quan văn hóa 100%; phối hợp với các cấp xóa hơn 90 nhà tạm cho bà con nhân dân yên tâm ổn định cuộc sống.

Song song với phát triển kinh tế - xã hội, Nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; tham gia cùng các lực lượng công an, dân quân, biên phòng, làm tốt công tác nắm tình hình tuần tra, bảo vệ đường biên cột mốc. Năm 2023, phối hợp tuần tra đường biên cột mốc 11 lần với 130 lượt dân quân tham gia; đồng thời tham gia các đợt đấu tranh phía Trung quốc xây dựng các công trình biên giới vi phạm hiệp định quy chế đất liền đảm bảo an toàn hiệu quả (có 445 lượt người tham gia). Vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được triển khai thực hiện nghiêm túc, đã vận động thu hồi được hơn 120 khẩu súng kíp và súng cồn tự chế, 02 báng súng cồn và 10 nòng súng kíp… qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự cùng với bộ đội biên phòng giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc đề ra trong thời gian tới, đồng chí Lê Văn Dung, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ xã xác định tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Kết luận số 21-KL/TW và chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm 2024; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (sửa chữa nước sinh hoạt, nhà văn hoá, đường giao thông, mô hình sinh kế…); khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; chú trọng khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Nhân dân; quan tâm, chăm lo đời sống, kịp thời động viên các gia đình chính sách, có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo. Phối hợp với các cơ quan đóng chân trên địa bàn, các lực lượng vũ trang làm tốt công tác tuần tra bảo vệ đường biên cột mốc, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn./.
     

Tác giả: Khánh Ly

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 2545 | lượt tải:38

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 2190 | lượt tải:28

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 3093 | lượt tải:77

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 3064 | lượt tải:51

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 4288 | lượt tải:131
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay29,055
  • Tháng hiện tại532,406
  • Tháng trước1,117,630
  • Tổng lượt truy cập32,423,323
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down