Tân Uyên chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục

Thứ sáu - 07/07/2023 03:07 811 0
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cấp ủy và tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ huyện đã nỗ lực triển khai thực hiện đem lại nhiều kết quả tích cực.
Trường THCS thị trấn Tân Uyên chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy và học
Trường THCS thị trấn Tân Uyên chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy và học
Với đặc thù là huyện miền núi, phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Xác định đổi mới giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW, ban hành Kế hoạch số 63-KH/HU, ngày 29/01/2014 của BCH Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; chỉ đạo UBND huyện, đảng ủy các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với điệu kiện thực tế của địa phương, đơn vị và được cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.

Công tác tuyên truyền được chú trọng bằng nhiều hình thức phong phú: thông qua tuyên truyền trực quan, thông tin lưu động, chiếu bóng vùng cao, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên internet, mạng xã hội... Qua đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân về giáo dục đã được nâng lên. Giáo dục - Đào tạo đã dần trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi địa phương. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên được đảm bảo về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Quy mô trường lớp được sắp xếp, quy hoạch, xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Nhiều hoạt động đổi mới giáo dục được tích cực triển khai, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, cơ cấu ngành, nghề đào tạo ngày càng phù hợp với nhu cầu thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện.

Vai trò của ngành Giáo dục trong tham mưu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được phát huy, nhất là vai trò của các tổ chức đảng trong trường học. Đến nay có 35/35 nhà trường có chi bộ độc lập, đạt 100%; nhà giáo là đảng viên 679/1.107 đạt 61,3%. Các chi bộ nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường; thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để kịp thời định hướng thông tin, giải quyết khó khăn vướng mắc; tích cực tuyên truyền thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của ngành đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Tăng cường bồi dưỡng năng lực, phương pháp dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trên cơ sở vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học; tăng cường giáo dục STEM gắn với thực hành, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề của thực tiễn. 100% các đơn vị trường thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Việc dạy ngoại ngữ, tin học thực hiện theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, đảm bảo năng lực sử dụng của người học. 100% trường tiểu học, THCS dạy học ngoại ngữ, dạy tin học. Việc bố trí phòng học tin học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, ưu tiên bố trí cho các trường chuẩn quốc gia. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 10 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Công tác kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập được triển khai thực hiện nghiêm túc gắn liền với đổi mới phương pháp giảng dạy đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá đúng năng lực học sinh, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực. Vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá như: Đánh giá bằng điểm số kết hợp với đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh, thúc đẩy việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, chú trọng hệ thống câu hỏi mở để phát huy năng lực và sự sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới khâu ra đề kiểm tra: Xây dựng ma trận đề cụ thể, hạn chế khả năng tái hiện kiến thức một cách máy móc, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, chú trọng hệ thống câu hỏi mở để phát huy năng lực và sự sáng tạo của học sinh.

Việc xét tốt nghiệp, kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đầu cấp, thi chọn học sinh giỏi các cấp, ra đề kiểm tra, sao in và bàn giao đề... bảo đảm theo kế hoạch, an toàn, đúng quy chế. Quản lý văn bằng theo đúng quy định, in bằng tốt nghiệp trung học cơ sở kịp thời; quản lý và làm thủ tục chuyển trường, tiếp nhận học sinh trung học phổ thông đi và đến đảm bảo quy trình ISO. Thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo.

Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, số trường đạt chuẩn quốc gia từ 10,9% năm 2013 tăng lên 76,5%, vượt 48,5% so với Nghị quyết (Mầm non 09; Tiểu học 08; THCS 07; THPT 01; PTDTNT 01; có 04 trường chuẩn mức độ 2). Quan tâm hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông đảm bảo phù hợp với năng lực, điều kiện gia đình của từng học sinh; phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tuyên truyền, tuyển sinh học nghề các trình độ phù hợp. Năm 2013 toàn huyện có 435/843 học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, GDTX, học nghề đạt 51,6%; đến tháng 12/2022 có 910/1.170 học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, GDTX, học nghề đạt 77,8%, tăng 26,2%.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học tiếp tục phát triển và nâng cao về chất lượng, có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đến tháng 3/2023, toàn huyện có 1.107 cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó 100% nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên đúng quy định; 87,5% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 ... góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2022 đạt 61%; học sinh tốt nghiệp THCS, THPT 2 hệ vào học nghề đạt 23,1%. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập xóa mù chữ; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15-35 đạt 99,1%.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của một số đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia chưa đảm bảo. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhiều trường chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số giáo viên chưa đạt chuẩn; còn thiếu về số lượng, cơ cấu bộ môn, đặc biệt giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, Tin học trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để tiếp tục lãnh đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thời gian tới Đảng bộ huyện Tân Uyên xác định: tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW và các văn bản của tỉnh, huyện về lĩnh vực giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong việc thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các đơn vị trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật và trách nhiệm công dân của mỗi học sinh; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Tăng cường đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Quan tâm phát hiện, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác giáo dục và đào tạo góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện./.

Tác giả: Mai Hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5946 | lượt tải:115

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5590 | lượt tải:123

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6590 | lượt tải:170

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6540 | lượt tải:141

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7763 | lượt tải:278
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay11,264
  • Tháng hiện tại344,881
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,374,488
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down