Đảng bộ Lai Châu 70 năm thành tựu và những bài học kinh nghiệm rút ra

Thứ bảy - 28/09/2019 21:41 1.389 0
Ngày 10/10/1949, Ban Cán sự Lai Châu tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay được thành lập, trải qua 70 năm lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương đạt được những thành tựu quan trọng, xây dựng Lai Châu ổn định và ngày càng phát triển toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Quốc gia và đã cho Đảng bộ những bài học quý báu.
Các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội
Các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội
Thành tựu 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nơi địa đầu biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, do địa hình hiểm trở, khó khăn, xa trung tâm cách mạng, lại bị thực dân, phong kiến kìm kẹp nên trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ảnh hưởng của Đảng và cách mạng đến với Nhân dân các dân tộc Lai Châu rất hạn chế. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, tại Lai Châu chỉ có Châu Quỳnh Nhai giành được chính quyền, trên toàn tỉnh vẫn chịu sự cai trị của thực dân, phong kiến. Nhưng với truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu vẫn luôn vững niềm tin vào Đảng và Chính phủ. Đây là tiền đề quan trọng giúp các lực lượng cách mạng tiến hành vận động, giác ngộ Nhân dân, gây dựng cơ sở, tiến tới thành lập Đảng bộ tỉnh.

Ngày 10-10-1949, Ban Cán sự Đảng Lai Châu chính thức được thành lập theo quyết định của Liên khu ủy 10, đánh dấu bước ngoặt trong đời sống chính trị của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ đây, cách mạng Lai Châu đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của tổ chức Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Lai Châu, phong trào cách mạng ở Lai Châu phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt cơ sở cách mạng ở: Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Điện Biên được củng cố và xây dựng. Một số xã đã thành lập được chính quyền cách mạng (Pú Nhung, Tỏa Tình, Phiêng Ta Ma…) và tiểu đội du kích (xã Tỏa Tình). Tại các vùng giải phóng, Ban Cán sự Đảng đã vận động Nhân dân các dân tộc tiến hành khai hoang phục hóa, phát triển sản xuất, ổn định đời sống; đồng thời tăng cường công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là nhanh chóng phát triển các chi bộ và đảng viên…; xây dựng các tổ chức đoàn thể “Thanh niên cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”, “Nông dân cứu quốc”.

Trong chiến dịch Tây Bắc (10-1952), trên cơ sở đường lối của Trung ương và sự chỉ đạo của Khu ủy, Ban Cán sự Đảng Lai Châu tổ chức nghiên cứu, quán triệt tình hình, nhiệm vụ mới đến các cơ sở đảng, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng thời, động viên, khơi dậy ý chí căm thù giặc và lãnh đạo nhân dân tích cực tham gia chiến dịch Tây Bắc. Bước sang Đông Xuân 1953-1954, để chuẩn bị cho chiến trường, Ban Cán sự Đảng Lai Châu chủ động nắm chắc tình hình thực tiễn chiến trường, phát triển nhanh chóng lực lượng cách mạng, phát huy vai trò của quần chúng, phối hợp đấu  tranh hiệu quả với bộ đội chủ lực, giải phóng Thị trấn Lai Châu vào tháng 12-1953. Cùng với đó, huy động đồng bào các dân tộc trong tỉnh tích cực đóng góp sức người, sức của cùng Nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Đồng thời, Ban cán sự tập trung lãnh đạo Nhân dân đập tan âm mưu phỉ hóa toàn dân của địch. Để có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công tác tiễu phỉ, Ban cán sự Đảng quyết định lập Ban chỉ huy tiễu phỉ, với phương châm: lấy chính trị làm chính, quân sự làm áp lực, tích cực vận động quần chúng tạo nên sức mạnh tổng hợp, cô lập bọn phản động, tay sai của thực dân, đế quốc. Chỉ đạo các huyện có phỉ hoạt động thành lập Ban chỉ huy tiễu phỉ; vận động Nhân dân cùng với các đơn vị lực lượng vũ trang tích cực tham gia tiễu phỉ. Đến cuối cuối năm 1959, chiến dịch tiễu phỉ ở Lai Châu cơ bản hoành thành.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là nguồn cổ vũ lớn lao để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu bắt tay xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân các dân tộc và phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954 - 1975), Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo Nhân dân các dân tộc phát huy truyền thống Điện Biên phủ anh hùng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, cùng quân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu đã tiễn đưa hàng nghìn con em lên đường chi viện cho tiền tuyến miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào.

Năm 1978, trước tình hình biên giới phía Bắc có những diễn biến phức tạp, được sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy họp, ra Nghị quyết về “Tăng cường lãnh đạo công tác quân sự địa phương trước tình hình mới”; đồng thời, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng trong Đảng bộ và nhân dân. Đảng bộ tỉnh xác định: nhiệm vụ hàng đầu là phải kiên quyết bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc; khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh và huấn luyện các phương án tác chiến… Khi chiến tranh xảy ra, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lai Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.

Thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã nhanh chóng nắm bắt chủ trương của Đảng, coi đổi mới là yêu cầu bức thiết, xác định đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, với những bước đi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng bước đưa Lai Châu sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Với sự giúp đỡ của Trung ương và sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Lai Châu đã giành được nhiều thắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị được củng cố, đảm bảo quốc phòng - an ninh, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân.

Năm 2004 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, tỉnh Lai Châu mới được chia tách và thành lập. Trong điều kiện vô vàn khó khăn, thiếu thốn: cơ sở vật chất, kỹ thuật của tỉnh còn rất nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng… Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền nhanh chóng ổn định tổ chức; động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương. Với sự quan tâm động viên, hỗ trợ của Trung ương và các địa phương trong cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự đoàn kết, sáng tạo của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sau 15 năm thành lập, tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng GDP bình quân đạt trên 12%/năm; thu ngân sách địa phương năm 2018 đạt trên 2.200 tỷ đồng tăng gấp 62 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng trên 12 lần so với năm 2004. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ nhanh. Hình thành một số đô thị hiện đại, mang bản sắc văn hoá các dân tộc. Văn hóa - xã hội được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt được những kết quả quan trọng, giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2009 tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2016; chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được nâng lên; xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, chủ quyền biên giới Quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng. Chính trị ổn định, khối đoàn kết các dân tộc được tăng cường; bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể được quan tâm củng cố, kiện toàn nâng cao về mọi mặt; năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, đoàn thể được nâng lên… Lai Châu từng bước ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (năm 2010); tình trạng kém phát triển (năm 2015), rút ngắn khoảng cách chênh lệch trên tất cả các mặt với các tỉnh trong khu vực. Những kết quả đó, đã tạo ra thế và lực mới cho Lai Châu vững bước tiến lên trong những năm tiếp theo.

Những bài học kinh nghiệm quý báu

Trên chặng đường 70 năm đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đã giành được những thành tựu quan trọng. Thực tiễn lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương đã để lại cho Đảng bộ tỉnh một số bài học kinh nghiệm quý đó là:

Một là, luôn luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời phải nắm vững đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương để vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương ở từng giai đoạn cách mạng

Hai là, Chủ động, tích cực phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và sự ủng hộ của các tổ chức, các địa phương trong cả nước. Trong đó, phát huy nội lực là chủ yếu, quyết định.

Ba là, đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng bộ về chính trị, tư tưởng và tổ chức, luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; đồng thời, thường xuyện chăm lo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh; phát huy vai trò của các thành viên trong hệ thống chính trị; chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của địa phương.

Bốn là, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Mở rộng quan hệ đổi ngoại, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Năm là, thường xuyên quan tâm xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, tăng cường sự nhất trí trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc, tạo sự đồng thuận, chúng sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành thắng lợi trong từng giai đoạn cách mạng.

Những thành tựu đạt được trong chặng đường 70 năm xây dựng và  phát triển của Đảng bộ là động lực quan trọng để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vững bước đi lên, xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững trong chặng đường tiếp theo, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1493 | lượt tải:60

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2095 | lượt tải:683

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2154 | lượt tải:235

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2306 | lượt tải:263

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1589 | lượt tải:228
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay39,036
  • Tháng hiện tại717,341
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,611,597
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down