Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới tỉnh Lai Châu

Thứ bảy - 07/09/2019 22:18 1.624 0
20 năm qua, quán triệt và triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu đạt kết quả toàn diện, góp phần giữ vững an ninh chính trị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân khu vực biên giới.
Cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng luôn bám sát, hướng dẫn Nhân dân sản xuất phát triển kinh tế
Cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng luôn bám sát, hướng dẫn Nhân dân sản xuất phát triển kinh tế
Là tỉnh có đường biên giới dài 265,165 km với 101 mốc (từ mốc 16 đến mốc 85), 01 cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng - Kim Thủy Hà, tiếp giáp với 03 huyện Kim Bình, Lục Xuân và Giang Thành tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Khu vực biên giới của tỉnh gồm 219 bản của 23 xã thuộc 04 huyện biên giới (Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè), địa bàn sinh sống của 10 dân tộc, với 16.307 hộ/81.442 khẩu. Vì vậy, xác định nhiệm vụ tham gia củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội khu vực biên giới có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh khu vực biên giới, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh (BĐBP) đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là những địa bàn khu vực biên giới nâng cao nhận thức, chủ động phối hợp với lực lượng biên phòng trong triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất (04 huyện biên giới đã ký kết và triển khai thực quy chế phối hợp hoạt động với Đảng ủy BĐBP tỉnh; Bộ CHBĐBP tỉnh đã ký chương trình phối hợp với 11 sở, ban, ngành tỉnh; các đồn biên phòng ký chương trình phối hợp và kết nghĩa với 35 đầu mối hội, đoàn thể cấp xã).

Bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, Đảng ủy BĐBP tỉnh đã thành lập các tổ công tác, tăng cường cán bộ cho các xã biên giới (năm 2003 thành lập 38 tổ công tác với 190 sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp; năm 2004 thành lập 21 tổ công tác với 53 sỹ quan và cử 30 cán bộ tăng cường cho 10 xã biên giới đặc biệt khó khăn; năm 2005 phối hợp với Huyện ủy Sìn Hồ thành lập tổ công tác gồm 08 đồng chí để thực hiện thí điểm mô hình củng cố cơ sở chính trị tại xã Huổi Luông...), trong đó xác định trách nhiệm, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của cán bộ BĐBP tăng cường xã; triển khai thực hiện những nội dung trọng tâm như: tham gia xây dựng củng cố cơ sở chính trị vững mạnh; tham gia phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc; tham gia chương trình kết hợp quân dân y; thực hiện chương trình đưa văn hóa thông tin về cơ sở và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới...

Từ năm 1999 - 2004 mới chỉ có 05 đảng bộ, 16 chi bộ/21 xã biên giới, 37 chi bộ trực thuộc với tổng số 1.112 đảng viên. Đến năm 2018 trên địa bàn biên giới đã có 23/23 xã (do tách xã) thành lập Đảng bộ cơ sở với 336 chi bộ trực thuộc, 3.018 đảng viên, trong đó đảng viên người dân tộc thiểu số là 2.373 đồng chí; tham gia xóa 92 bản trắng đảng viên, thành lập mới 84 chi bộ thôn bản; tham mưu phát triển được 2.010 đảng viên. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã mở 03 khóa bồi dưỡng cho 39 đồng chí hạ sỹ quan, binh sỹ nghĩa vụ trong BĐBP là người dân tộc thiểu số, đã kết nạp đảng được 20 đồng chí tạo nguồn cán bộ cho xã, bản biên giới; 331 đồng chí diện quy hoạch được cử đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị và chuyên môm, nghiệp vụ, trong đó 256 đồng chí là người dân tộc thiểu số. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng ủy BĐBP tỉnh đã ký quy chế phối hợp với huyện ủy 4 huyện biên giới và thống nhất lựa chọn, giới thiệu 21 đồng chí cán bộ biên phòng tăng cường cho 21 xã biên giới (đến nay có 22 đồng chí cán bộ biên phòng tăng cường cho 22/23 xã biên giới, trong đó: 02 bí thư, 16 phó bí thư thường trực, 02 phó bí thư, 02 đồng chí không giữ chức danh). Đã có 56 lượt chiến sỹ BĐBP xuất ngũ tham gia vào cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã, giữ các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, phó bí thư đảng ủy và chỉ huy trưởng quân sự xã. Đồng thời các đồn biên phòng đã giới thiệu 78 đảng viên là cán bộ BĐBP về tham gia sinh hoạt tại chi bộ các thôn, bản; đã phân công 315 đảng viên đồn biên phòng phụ trách 1.948 hộ gia đình ở khu vực biên giới... góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, nền nếp, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các xã biên giới.

Tích cực phối hợp tham gia phát triển kinh tế các xã biên giới thông qua việc triển khai nhiều mô hình có hiệu quả (mô hình chăn nuôi gia súc tập trung tại bản Hùng Pèng, xã Ma Ly Pho; nuôi trâu sinh sản tại xã Sin Suối Hồ; nuôi cá hồi, cá tầm tại xã Pa Vây Sử huyện Phong Thổ. Mô hình giúp đồng bào Mảng trồng lúa nước ở xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn. Mô hình giúp đồng bào La Hủ trồng lúa nước 2 vụ tại bản Hà Xi, chăn nuôi bò tại bản Mu Chi và Tân Biên xã Pa Ủ, huyện Mường Tè…). Tham gia phối hợp hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh cho 2.313 lượt hội viên tổ chức quần chúng, đoàn thể xã với tổng số tiền 24,08 tỷ đồng; giúp sửa chữa 958 nhà dân, thu hoạch và chăm sóc 39,42 ha hoa màu, khai hoang phục hóa 45,72 ha với 12.560 ngày công, hỗ trợ vật chất cho địa phương với tổng kinh phí 4.128 triệu đồng... Cùng với sự quan  tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, địa phương đã góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân các xã khu vực biên giới (tính đến hết năm 2018: 23/23 xã biên giới có đường ô tô đến trung tâm xã, 180/219 bản có đường dân sinh; 200/219 bản có điện lưới quốc gia; 23/23 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động; 100% xã được phủ sóng phát thanh, 55% được phủ sóng truyền hình; hơn 500 công trình thủy lợi đã được xây dựng với hệ thống kênh mương được kiên cố hóa; 162/219 bản được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 41,7%, không còn hộ đói).

 Công tác giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội cũng được quan tâm triển khai đồng bộ. Các đơn vị đã huy động cán bộ, chiên sĩ trực tiếp tham gia giúp các nhà trường xây dựng phòng học, nhà bán trú và sân chơi cho các em học sinh, tu sửa 127 phòng học/7,535 triệu đồng với 932 ngày công lao động; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ đồ dùng học tập, sách vở, chăn màn, áo ấm cho các nhà trường và học sinh với tổng trị giá 1.456 triệu đồng; tiếp tục thực hiện chương trình "Nâng bước em tới trường", nhận đỡ đầu, giúp đỡ 60 cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập với số tiền 500.000 đồng/cháu/tháng; vận động 1911 học sinh bỏ học quay lại trường và 8615 em trong độ tuổi tới trường. Thực hiện chương trình quân dân y kết hợp, các đơn vị phối hợp khám chữa bệnh cho 26.543 lượt người dân và cấp thuốc miễn phí trị giá 75 triệu đồng; trực tiếp tham gia phòng chống dịch bệnh 383 đợt. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với 4 huyện biên giới chỉ đạo các đồn biên phòng phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, chức năng và cấp ủy, chính quyền 23 xã biên giới triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội” (đến nay đã thành lập 191 tổ hòa giải, 221 tổ tự quản an ninh trật tự thôn bản; tham gia xây dựng 115 bản văn hóa, 9977 gia đình văn hóa...).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới còn một số hạn chế đó là: Hệ thống chính trị cơ sở ở một số xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có nơi còn hạn chế, nhất là việc cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào tình hình cụ thể ở địa phương; nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ chậm được đổi mới, chất lượng thấp, vai trò tiền phong gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên chưa cao; năng lực quản lý, điều hành của chính quyền một số xã hiệu quả chưa cao như việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính...

Hệ thống chính trị cơ sở địa bàn biên giới tỉnh Lai Châu tuy đã được củng cố, kiện toàn song chưa ổn định, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển còn chậm; quốc phòng - an ninh còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường như: các thế lực thù địch và các phần tử xấu tiếp tục đẩy mạnh chống phá ta; hoạt động lợi dụng tôn giáo tuyên truyền đạo trái pháp luật vẫn gia tăng, hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông”, di cư tự do, tình hình khiếu kiện trong nhân dân vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn; hoạt động của các loại tội phạm hình sự, ma túy, mua bán người, trộm cắp và tệ nạn xã hội vẫn là những yếu tố tác động trực tiếp làm cho tình hình xã hội khu vực biên giới thêm phức tạp. Vì vậy, thời gian tới đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của lực lượng biên phòng là hết sức quan trọng, với nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả, trọng tâm như:

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ấp ủy, chính quyền các huyện biên giới nhằm rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ tăng cường xã; trên cơ sở đó thống nhất phương án bố trí cán bộ tăng cường cho từng xã đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Hằng năm tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ BĐBP tăng cường xã biên giới.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của Bộ đội Biên phòng tỉnh với các ban xây dựng Đảng các huyện ủy biên giới trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, tham mưu cho cấp ủy đánh giá nhận xét cán bộ tăng cường xã. Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót và nguyên nhân; rút kinh nghiệm về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quan hệ của cán bộ tăng cường xã với chính quyền địa phương và đơn vị, việc thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tăng cường xã; những đề xuất, kiến nghị cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả các mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo đang triển khai cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, chương trình “Nâng bước em đến trường”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, đề án “Bảo tồn, phát triển bền vững dân tộc La Hủ”.../.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 826 | lượt tải:34

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1121 | lượt tải:418

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1063 | lượt tải:48

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 1451 | lượt tải:56

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 803 | lượt tải:44
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay32,777
  • Tháng hiện tại962,585
  • Tháng trước827,554
  • Tổng lượt truy cập26,822,363
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down