Giải quyết kiến nghị Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã chế biến chè
Thứ năm - 29/08/2019 22:241.7630
Sáng 29/8, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với các Công ty, Doanh nghiệp, Hợp tác xã (gọi chung là Doanh nghiệp) về việc quản lý vùng chè, việc sản xuất chế biến chè tại Lai Châu.
Đồng chí Hà Trọng Hải - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ, Tam Đường, Thành phố, Phong Thổ và Doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh dự.
Theo kiến nghị của Doanh nghiệp, UBND tỉnh, các huyện có quy hoạch, cụ thể, công khai địa điểm, vị trí xây dựng các nhà máy chế biến, cơ sở thu mua chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu. Việc cấp giấy đăng ký kinh doanh cho tổ chức cá nhân sản xuất chế biến chè phải có điều kiện: xây dựng vùng nguyên liệu, cương quyết không cho phép tổ chức cá nhân không có vùng nguyên liệu và không được phân vùng nguyên liệu xây dựng cơ sở, nhà máy, thu mua chè búp tươi để tránh tình trạng tranh mua tranh bán làm giảm chất lượng sản phẩm chè, ảnh hưởng uy tín thương hiệu chè Lai Châu. Các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện thường xuyên thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh, cung ứng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, thuốc trừ cỏ kinh doanh, cung ứng các loại không có tên trong danh mục Bộ Nông nghiệp ban hành.
Tại buổi làm việc, các Doanh nghiệp đã nêu lên thuận lợi, khó khăn trong quá trình đầu tư, phát triển chè nhất là chè chất lượng cao góp phần xây dựng thương hiệu chè Lai Châu. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp cũng mong muốn tỉnh quan tâm, có chế tài bảo vệ doanh nghiệp khi đầu tư lĩnh vực chè. Một số ý kiến cho rằng: Việc quy hoạch, phân vùng nguyên liệu hay xây dựng nhà máy cần xem xét đến Doanh nghiệp có đủ năng lực; Cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhất là chất nhuộm màu trong chè; UBND tỉnh, huyện có quy hoạch cụ thể và công khai vị trí xây dựng nhà máy chế biến, điểm thu mua chè tươi cho các vùng; Khi đăng ký sản xuất kinh doanh nhất là xây dựng cơ sở chế biến chè cần phải có điều kiện như: xây dựng vùng nguyên liệu…
Về ý kiến của các sở, ban, ngành, huyện cũng đưa ra những nguyên nhân, lý do, bất cập hiện nay và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số ý kiến cho rằng: chế tài quản lý và thực hiện phân vùng nguyên liệu chưa đủ mạnh, chế tài xử lý vi phạm trong Đề án phát triển chè chưa cụ thể; Việc chấp hành phân vùng nguyên liệu có một số Doanh nghiệp sang vùng khác thu mua; nghiên cứu mô hình Doanh nghiệp ký hợp đồng với người dân (trong 1 nhóm hộ có 1 hộ đứng ra đại diện); cấp phép xây dựng nhà máy đảm bảo môi trường, quản lý đất đai…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Hà Trọng Hải - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh, huyện rà soát đánh giá lại Đề án phát triển chè trên địa bàn tỉnh, tiềm năng, lợi thế của chè Lai Châu tham mưu UBND tỉnh đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh đề án cho phù hợp; rà soát lại những bất cập về cơ chế, chính sách, chế tài trong Quyết định số 441/QĐ-UBND tỉnh để điều chỉnh lại; UBND tỉnh, huyện có quy hoạch cụ thể xây dựng nhà máy chỉ cấp chủ trương đầu tư nhà máy chế biến kho ở vùng trồng chè mới. Đối với Doanh nghiệp thống nhất công khai với người dân, chính quyền địa phương về địa điểm thu mua nguyên liệu; Rà soát, ký lại hợp đồng với người dân gắn với công bố quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, công tác an sinh xã hội của Doanh nghiệp cũng như bà con; các Doanh nghiệp tôn trọng biên bản thỏa thuận đã ký phân vùng nguyên liệu trước đây giữa các Doanh nghiệp; để tránh tình trạng tranh mua tranh bán cần nghiên cứu thành lập sớm Hiệp hội chè hay Chi hội chè Lai Châu…/.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế