Kết luận giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị trường học
Sáng ngày 28/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thông qua kết luận giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp học và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập trong các năm 2017 và 2018. Đồng chí Phạm Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát Nâng cấp, sửa chữa các trường, lớp học, phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, các hạng mục phụ trợ khác trong năm 2017 và 2018: Dự toán giao: 119.089 triệu đồng, trong đó năm 2017: 62.832 triệu đồng, năm 2018: 56.257 triệu đồng, trong đó: Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện: 15.224 triệu đồng, trong đó năm 2017: 7.230 triệu đồng, năm 2018: 7.994 triệu đồng; Các Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện: 103.865 triệu đồng, trong đó năm 2017: 55.602 triệu đồng, năm 2018: 48.263 triệu đồng. Số thực hiện: 81.958 triệu đồng (bằng 68,8% dự toán giao), trong đó năm 2017: 60.757 triệu đồng (bằng 96,7% dự toán giao), năm 2018: 21.201 triệu đồng (bằng 37,7% dự toán giao).
Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập trong năm 2017 và 2018: Dự toán giao: 154.607 triệu đồng, trong đó năm 2017: 80.497 triệu đồng, năm 2018: 74.110 triệu đồng, trong đó: Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện: 92.434 triệu đồng, trong đó năm 2017: 52.434 triệu đồng, năm 2018: 40.000 triệu đồng. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện: 62.173 triệu đồng, trong đó năm 2017: 28.063 triệu đồng, năm 2018: 34.110 triệu đồng. Số thực hiện: 150.859 triệu đồng (bằng 97,6% dự toán giao), trong đó năm 2017: 79.912 triệu đồng (bằng 99,3% dự toán giao), năm 2018: 70.947 triệu đồng (bằng 95,7% dự toán giao).
Qua giám sát, đoàn giám sát đã chỉ ra một số tồn tại: Việc rà soát nhu cầu đầu tư, sử dụng trang thiết bị dạy và học, phục vụ nuôi dưỡng học sinh của một số phòng GD&ĐT (Nậm Nhùn), sở GD&ĐT chưa chặt chẽ dẫn đến đầu tư, mua sắm chưa theo thứ tự ưu tiên và sự cấp thiết giữa các trường, trách nhiệm thuộc về Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT huyện Nậm Nhùn; Một số đơn vị trong triển khai thực hiện phương thức mua sắm tập trung còn lúng túng chưa đảm bảo tiến độ, kịp thời cho năm học 2018-2019 (huyện Phong Thổ 27/9 mới bàn giao SGK, vở viết cho HS) Trách nhiệm thuộc phòng GD&ĐT, phòng Tài chính Kế hoách và các trường thuộc huyện); Việc quản lý, sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học ở một số trường, điểm trường chưa chặt chẽ, một số trang thiết bị, đồ dùng học tập có giái trị lớn nhưng chưa phát huy được tối đa hiệu quả sau đầu tư, mua sắm ( phòng thí nghiệm, phòng đọc, máy chiếu, dù đại, máy xay thịt,...), trách nhiệm thuộc các trường PTDT nội trú Phong Thổ, Tân Uyên, THCS phong thổ, THPT Phong Thổ; Tiến độ sửa chữa, mua sắm một số gói thầu còn chậm, chất lượng một số công trình chưa đảm bảo, công tác quản lý, sử dụng chưa được chú trọng. Công tác điều chuyển trang thiết bị, đồ dùng dạy và học còn sử dụng được giữa nội bộ trường, giữa các trường chưa kịp thời (THCS Trung Chải, MN số 1 Nậm Hàng, THPT Nậm Nhùn), trách nhiệm thuộc về Sở, phòng GD&ĐT…
Tại buổi thông qua kết luận giám sát, các đại biểu dự họp cơ bản nhất trí với báo cáo và giải trình làm rõ thêm một số vấn đề như: nhất trí với kiến nghị của đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu ban hành văn bản về bảo quản trang thiết bị; trang thiết bị cần đồng bộ, chặt chẽ; Cần bổ sung công tác dự toán, giao tổ chức thực hiện, quản lý dự toán, quản lý sử dụng trang thiết bị, công tác lập dự toán có nội dung chưa sát, riêng ngành giáo dục đề nghị cần lập dự toán ngay từ đầu năm để đảm bảo tính kịp thời; Mua sắm tập trung đấu thầu tập trung có ưu điểm là quản lý về giá, chất lượng, điều hòa được giữa các đơn vị.
Kết luận buổi họp, đồng chí Phạm Văn Huỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị báo cáo kết quả giám sát cần đánh giá tình hình triển khai sửa chữa, mua sắm, sửa dụng ngân sách cho sửa chữa, mua sắm; công tác quản lý tài sản sau sữa chữa, mua sắm; các số liệu đưa trong phần phụ biểu. Đánh giá kết quả đạt được việc triển khai mua sắm tài sản, được xây dựng kế hoạch sớm, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như việc lập dự toán chưa sát, việc chấp hành dự toán đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh duyệt chưa đúng; tiến độ sửa chữa một số công trình chậm, cá biệt có công trình chất lượng chưa cao, thời gian mua sắm chậm, quá trình triển khai có việc còn lúng túng, một số trang thiết bị không thống nhất giữa các hạng trường, có nơi việc mua sắm chưa phù hợp… Kiến nghị cần quan tâm đến công trình phụ trợ cho các trường (nhà vệ sinh, công trình nước sinh hoạt); ban hành quy định thống nhất danh mục mua sắm tài sản; chỉ đạo các trường làm tốt công tác mua sắm tài sản…/.