Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử ở Lai Châu - những kết quả bước đầu

Thứ bảy - 29/11/2014 02:51 817 0
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, có ví trí chiến lược quan trọng trong bảo vệ chính trị, an ninh quốc gia. Nhiều sự kiện đã diễn ra trên miền đất Tây Bắc này đáng được ghi danh vào những trang sử hào hùng của địa phương, dân tộc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Hôi thao khoa học lịch sử Đảng bộ xã Sà Dề Phìn - Sìn Hồ (ảnh: HH)
Hôi thao khoa học lịch sử Đảng bộ xã Sà Dề Phìn - Sìn Hồ (ảnh: HH)
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, lịch sử truyền thống đối với việc giáo dục truyền thống cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Từ sau khi chia tách thành lập tỉnh (2004) đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lai Châu luôn quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương và lịch sử truyền thống của các ngành, địa phương, đơn vị. Công tác chỉ đạo tiếp tục được quan tâm sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002, về "Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp, ngành nghiêm túc quán triệt Chỉ thị. Đồng thời, cụ thể hoá bằng việc ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 27/6/2007 “về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương và lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể, xã phường, thị trấn” trên địa bàn tỉnh.



Chúng ta biết rằng, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ các cấp có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và công tác tuyên giáo, góp phần vào việc nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng. Nhìn chung, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể là một công việc đầy vất vả, khó khăn, đòi hỏi người làm công tác biên soạn phải có vốn tri thức lịch sử, phông văn hóa dày dặn, cũng như, phải có phong cách cẩn trọng và nhẫn nại trong công việc.

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tích cực tham mưu triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng địa phương; nghiên cứu, tổng kết những vấn đề thuộc về lịch sử Đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử trên địa bàn tỉnh. Các huyện ủy, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc, nhiều cấp ủy các đơn vị, sở, ban, ngành, đoàn thể đã bước đầu có kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương và luôn xem công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Một số đơn vị, địa phương đã củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng và bố trí cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Trong quá trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn, đã tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là cán bộ chủ chốt của tỉnh, của ngành...

Qua 10 năm chia tách thành lập tỉnh và 12 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư; cùng với việc thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 27/6/2007 và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy Lai Châu về việc tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử các ngành, đơn vị của tỉnh đã triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp và lịch sử truyền thống của các đơn vị, ngành đạt được kết quả đáng kể. Ở cấp tỉnh, đã biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu (1945 - 2009). Các ngành, đơn vị đã tích cực triển khai nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử truyền thống của đơn vị, ngành mình, với các ấn phẩm như: Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lai Châu 1945 - 2005; Lịch sử 50 năm Ngân hàng Lai Châu 1963 - 2013; Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Lai Châu 1945 - 2014; Lịch sử công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh); Công an tỉnh Lai Châu đã nghiên cứu, biên soạn: Lịch sử biên niên giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975; Lịch sử biên niên giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1995; Lịch sử biên niên Công an Lai Châu giai đoạn 1996 đến năm 2005; Lịch sử 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng tham mưu Công an Lai Châu (18/4/1946 - 18/4/2011). Các huyện đã quan tâm thực hiện biên soạn, xuất bản các công trình: Lịch sử Đảng bộ huyện Mường Tè 1954 - 2005; Lịch sử Đảng bộ huyện Sìn Hồ 1945 - 2008; Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Thổ 1950 - 2010; Lịch sử Đảng bộ huyện Than Uyên 1945 - 2010; Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Đường 1945 - 2012. Một số xã đã biên soạn, xuất bản: Lịch sử Đảng bộ xã Mường Kim 1945 - 2010; Lịch sử Đảng bộ xã Sà Dề Phìn 1950 - 2012… Ngoài ra, một số đơn vị, ngành đang tiếp tục triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn các công trình trình lịch sử liên quan.

Các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống đã biên soạn, xuất bản đều đảm bảo tính đảng, tính khách quan, khoa học, thống nhất chung với lịch sử toàn Đảng, đồng thời thể hiện rõ những nét đặc thù, truyền thống lịch sử của từng địa phương, đơn vị. Các công trình đã chú ý đến tổng kết thực tiễn lịch sử và kinh nghiệm địa phương, ngành, đã góp phần quan trọng vào công tác giáo dục truyền thống, cổ vũ động viên các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực tự cường vượt qua mọi khó khăn thách thức, đấu tranh bảo vệ quê hương, xây dựng Lai Châu ổn định và ngày càng phát triển.

Bên cạnh những kết quả trên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống còn có một số hạn chế, yếu kém. Tỉnh chưa xây dựng được quy định về thẩm định việc biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống dẫn đến những khó khăn trong công tác thẩm định của Ban Tuyên giáo các cấp. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác lịch sử, chưa thực sự chú trọng và quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Số lượng các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống được xuất bản chưa nhiều, chậm so với kế hoạch đề ra, làm giảm hiệu quả trong việc tổng kết, đánh giá thực tiễn phù hợp với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng. Đa số các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh chưa biên soạn, xuất bản lịch sử truyền thống. Hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chưa biên soạn, xuất bản được lịch sử Đảng bộ địa phương, chiếm tỷ lệ phần trăm rất thấp, cụ thể: có 5/65, bằng 7,69% số sở, ban, ngành, đoàn thể và tương đương cấp tỉnh; 2/108, bằng 1,85% số xã, phường, thị trấn, xuất bản được lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống. Đến nay còn 3/8 huyện, thành phố (Tân Uyên, Nậm Nhùn, Thành phố) chưa tổ chức biên soạn, xuất bản được công trình lịch sử Đảng bộ địa phương.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử truyền thống trong thời gian tới, thiết nghĩ cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện các Chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể, xã, phường, thị trấn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức bộ máy, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể và cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục học tập lịch sử Đảng bộ địa phương, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn tỉnh, nhất là giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể trong nhà trường. Bồi đắp tinh thần cách mạng, tình yêu quê hương đất nước của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy tăng cường hơn nữa công tác tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử truyền thống của ngành; lịch sử đảng bộ xã, phường, thị trấn, phấn đấu đến năm 2015, mỗi huyện, thành phố biên soạn, xuất bản ít nhất 01 cuốn lịch sử đảng bộ các xã, phường, thị trấn./.

Tác giả: Thái Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4198 | lượt tải:90

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3865 | lượt tải:95

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4825 | lượt tải:128

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4774 | lượt tải:105

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 5989 | lượt tải:224
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay21,176
  • Tháng hiện tại335,678
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,059,504
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down