Từ Lai Châu đến Trường Sa

Thứ bảy - 20/04/2019 00:03 1.063 0
Trong cuộc đời công tác, năm 2013 một lần may mắn được tham gia cùng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương ra thăm và làm việc tại Quần đảo Trường sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, đã để lại trong tôi những ký ức và cảm nhận khó quên.
Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa lớn duyệt đội ngũ
Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa lớn duyệt đội ngũ
Đoàn công tác được Bộ Tư lệnh Hải quân bố trí đi trên chiếc tàu lớn mang số hiệu HQ 571, với trọng tải 2000 tấn và chuyên đi kéo dài 10 ngày. Là cán bộ công tác tại tỉnh Lai Châu đã khá lâu chỉ quen với cảnh vượt núi, trèo đèo, nay lần đầu được vượt trùng khơi ra thăm Quần đảo nên trong tôi có nhiều cảm xúc, vừa háo hức trong sự chờ đợi khám phá biển khơi mênh mông, vừa không khỏi boăn khoăn, lo lắng về cuộc hành trình, có bão biển không? Cảm giác say sóng thế nào? Mình có bi say sóng không? v.v… Chìm trong miên man suy nghĩ và cảm xúc, con tàu cứ băng băng ra khơi hướng về Trường Sa, tôi thức tỉnh mình trở về  với thực tại, trên biển nhiều tàu của ngư dân ta cũng đang ra khơi đánh cá. Đêm đầu tiên trên biển, đứng trên bong tàu thấy cảnh biển thật đẹp, sóng yên, biển lặng, xa xa phía chân trời ánh điện của những con tàu ngư dân đang câu cá đêm lung linh huyền ảo nhấp nhô trên sóng như sao sa, thỉnh thoảng có con cá chuồn là là bay lên rồi lại lao xuống biển. 
Sau hai ngày đêm tàu đến đảo Đá Nam, điểm đầu tiên trong chuyến công tác  của đoàn, Đá Nam là một đảo chìm nằm ở hướng Bắc của Quần đảo Trường Sa, nói là đảo nhưng đó là bãi đá san hô chìm dưới mặt nước biển khoảng trên dưới một mét, ngôi nhà lâu bền được xây dựng kiên cố với diện tích khoảng gần 80m2. Sau khi nghe lãnh đạo đảo báo cáo tình hình hoạt động của cán bộ, chiến sỹ trên đảo và trao tặng quà, đoàn công tác giao lưu cùng cán bộ chiến sỹ, những bài hát ca ngợi về Tổ quốc, về biển cả, về tuổi trẻ và chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam được hát vang giữa tiếng ồn ào của sóng, gió biển khơi. Cách đó không xa các phóng viên báo chí tranh thủ phỏng vấn các chiến sỹ trên đảo. Chiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn chàng trai quê Thủ đô Hà Nội tâm sự, đã ra đảo được 8 tháng, những ngày đầu mới ra đảo chưa quen thấy biển khơi mênh mông cũng thấy buồn, đôi khi còn có cảm giác “sờ sợ thế nào ấy”, cảm giác ấy rồi nhanh chóng cũng qua đi vì điều kiện sống trên đảo rất tốt nên nỗi nhớ nhà, nhớ đất liền cùng dần nguôi ngoai; đồng chí thiếu uý Phạm Văn Dương, quê Nam Định cho biết: “Được sự quan tâm đầu tư lớn của Nhà nước, sự giúp đỡ của các ban, ngành, địa phương trong cả nước, điều kiện cuộc sống của cán bộ chiến sỹ trên đảo từng bước được cải thiện, đến nay rất tốt, anh em cán bộ, chiến sỹ tuy ở mỗi miền quê khác nhau, nhưng khi ra đảo rất đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, coi nhau như anh em ruột thịt nên mọi người đều yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ”. 

Chia tay Đá Nam đoàn đến thăm và làm việc tại xã đảo Song Tử Tây, từ xa nhìn vào đảo như một khu rừng thu nhỏ mọc lên giữa biển khơi mênh mông. Cán bộ chiến sỹ và người dân trên đảo đón chúng tôi ngay cửa âu tàu (nơi đón các tàu cá của ngư dân ta vào sửa chữa, tiếp dầu  và tránh bão) dưới cái nắng gay gắt giữa trưa hè, tôi mới thực sự cảm nhận được sự khắc nghiệt của nơi đây, thời tiết lên tới 380 - 390  cùng với độ ẩm thấp, sự bốc hơi nóng hầm hập từ con đường bê tông vào đảo và gió đưa mùi mặn chát từ biển vào càng làm cho đảo như được rang khô. Mặc dù diện tích đảo không lớn, chỉ có 0,22 km2 nhưng được quy hoạch gọn gàng và phù hợp: khu dân cư, khu hành chính, khu doanh trại quân đội, với những công trình được xây dựng khá đẹp và hiện đại như: trụ sở xã đảo; nhà văn hoá; trạm khí tượng, thuỷ văn; chùa, xung quanh đảo được lắp hệ thống điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời. Khi đêm về từ ngoài khơi nhìn vào Song Tử Tây như một thành phố nổi giữa trùng khơi, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng Chỉ huy trưởng kiêm Chủ tịch UBND xã đảo cho biết. Không chỉ chụi sự khắc nghiệt của thời tiết mà người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn về đất sản xuất, đất trên đảo chủ yếu là cát san hô, bề mặt được phủ một lớp đất mùn rất mỏng do lá cây và phân chim phân huỷ, chỉ có cây phong ba, cây tra và cây bàng vuông mới phát triển phủ kín màu xanh trên đảo để che chở cho con người chống chọi được cái nắng nóng và những cơn bão biển. Người dân nơi đây phải vất vả cải tạo đất mới trồng được một số loại rau xanh như: rau cải, rau muống, bí ngô, mướp, đu đủ… còn chủ yếu tập trung chăn nuôi gia súc, gia cầm và đánh bắt thuỷ sản, hiện nay đảo có đàn bò 12 con, hàng trăm con gia cầm. Giữa nắng trưa hè nhìn đàn bò đứng dưới gốc những cây bàng vuông, cây tra nhai cỏ, tiếng gà gáy, tiếng vịt kêu, tiếng trẻ nhỏ nô đùa tôi thấy cuộc sống nơi đây thật thanh bình. Bên cạnh đó, với âu tàu thuận lợi hàng năm quân và dân trên đảo còn đón tiếp hàng trăm lượt tàu, thuyền đánh cá của ngư dân ta vào để sửa chữa, mua dầu, nước ngọt, tránh bão và cấp cứu, chữa bệnh cho hàng chục ngư dân khi ra Trường Sa đánh cá bị ốm đau. Tạo niềm tin cho ngư dân mỗi khi ra đây đánh cá yên tâm hơn.

Tiếp theo hành trình đoàn còn đến thăm một số đảo chìm (Đá Thị; Len Đao; Đá Đông; Đá Tây; Đá Lát); một số đảo nổi (Sinh Tồn; Sơn Ca), đến 13 giờ 30/  ngày 23/4 tàu cập cảng đảo Trường Sa lớn (Thị trấn Trường Sa), được mệnh danh là “Thủ đô của huyện đảo Trường Sa”, đảo có diện tích lớn hơn các đảo nổi khác, với 0,5 km2  trên đảo có cầu cảng, đường băng sân bay và có nhiều công trình dân sự được xây dựng  như: Nhà đèn, trạm khí tượng thuỷ văn của quốc gia và thế giới, Nhà tưởng niệm Bác Hồ, Tượng đài liệt sỹ, Chùa, Nhà khách Thủ đô, khu nhà các hộ dân…, cũng như các đảo nổi khác người dân nơi đây phải vất vả cải tạo đất để trồng rau xanh, còn chủ yếu chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường học, hết bậc tiểu học (lớp 5), sau đó được gửi vào đất liền học tiếp lên lớp trên. Cũng trong chuyền hành trình này, đoàn đến thăm Nhà giàn Tư Chính DK1 (DK1 là viết tắt của cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ). Có đến mới thấy được sự phi thường của con người trong việc xây dựng Nhà giàn, giữa biển khơi mênh mông, sóng to gió lớn mag người ta vẫn dựng lên đó 4 trụ sắt và làm nhà (như nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi) diện tích rộng khoảng trên 90 m2 (1 tầng) với 3 tầng nhà, được trang bị đầy đủ các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt, điện thắp sáng được lấy từ nguồn pin năng lượng mặt trời, qua giới thiệu của cán bộ trên nhà giàn, thì với gió bão giật trên cấp 12 Nhà giàn vẫn không bị ảnh hưởng gì.

Sau 10 ngày, tàu cập cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) kết thúc chuyền công tác tại Trường Sa, chuyến đi đã được lãnh đạo đoàn tổng kết đánh giá thành công toàn diện, từ công tác tổ chức, phục vụ đến toàn bộ hành trình: sóng yên, biển lặng, an toàn tuyệt đối. Với tôi chuyến đi còn đọng lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, về biển cả mênh mông, được ngắm những cảnh đẹp khi bình minh và hoàng hôn trên biển; về sự khắc nghiệt của thiên nhiên và ý chí, nghị lực của những con người trên đảo, giữa trùng khơi xa sôi với bao khó khăn vất vả mà vẫn vững niềm tin và quyết tâm trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc. Những hình ảnh giữa trưa hè nắng cháy sạm da người nhưng anh bộ đội Hải quân vẫn bồng súng đứng gác bên cột mốc chủ quyền quốc gia trên các đảo, những con tàu nhỏ CQ (Chủ quyền) mỏng manh như chiếc lá giữa biển khơi cùng các anh thường xuyên tuần tra sẽ mãi còn đọng lại trong tôi. Và không biết có phải sự may mắn ngẫu nhiên hay sự “xắp đặt vô tình” mà trước chuyến ra thăm Trường Sa tôi được cùng một số đồng chí lãnh đạo tỉnh đi thăm và làm việc với một số đồn biên phòng của các huyện biên giới trong tỉnh, nên khi ra đảo có dịp liên tưởng, so sánh. Đến các đồn biên phòng đều có khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, tới các đảo đều thấy khẩu hiệu “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”; bộ đội biên phòng trên biên giới với những gian lao vất vả khi vượt đèo, lội suối đi tuần tra giữ gìn bình yên cho vùng biên giới, xuống địa bàn hướng dẫn và trực tiếp giúp dân phát triển kinh tế, xoá đói nghèo…; thì cán bộ chiến sỹ Trường Sa cũng thường xuyên tuần tra, xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm vào vùng biển của ta, luôn sẵn sàng cứu giúp ngư dân khi gặp nạn, chăm sóc khi ốm đau, làm bến đỗ bình yên cho những con tàu của ngư dân khi ra khơi khai thác hải sản. 

Sau những chuyến công tác trên biên giới, cũng như ra Trường Sa tôi càng thấy vững tin về sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ để đất nước luôn ổn định và phát triển. Từ biên giới đất liền đến hải đảo xa xôi các chiến sỹ lực lượng vũ trang đã và đang ngày đêm thi đua thực hiện tốt những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho cán bộ chiến sỹ lực lượng Công an vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) tại Hội nghị Chiến sỹ thi đua lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang toàn quốc năm 1962: 

                                                                    “Non xanh nước biếc trùng trùng
                                                                    Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao
                                                                    Núi cao sự nghiệp càng cao
                                                                    Biển sâu ý chí ta so vào càng sâu
                                                                    Thi đua ta quyết giật cờ đầu”./.
 

Tác giả: Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4966 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4623 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5608 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5561 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6789 | lượt tải:255
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay25,513
  • Tháng hiện tại468,060
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,860,146
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down