Đảng bộ Ka Lăng: Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hà Nhì

Thứ ba - 19/07/2022 06:49 1.573 0
Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đối với công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương, những năm qua Đảng bộ xã Ka Lăng (huyện Mường Tè) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc và đạt được những kết quả quan trọng. Trước yêu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn mới, Đảng bộ xã xác định cần tăng cường hơn nữa công tác quan trọng này, với trọng tâm là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hà Nhì.
Phục dựng nghi lễ trong đám cưới cổ truyền của dân tộc Hà Nhì
Phục dựng nghi lễ trong đám cưới cổ truyền của dân tộc Hà Nhì
Cách trung tâm huyện Mường Tè gần 80km về phía Bắc, xã biên giới Ka Lăng có tổng diện tích tự nhiên 14.000 ha; xã có 8 bản, 508 hộ với trên 2.200 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc (Hà Nhì, La Hủ), trong đó dân tộc Hà Nhì chiếm 97%; là xã thuộc vùng khó khăn của huyện Mường Tè, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 66% theo chuẩn nghèo mới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, tạo động lực cho Ka Lăng phát triển, những năm qua Đảng bộ xã luôn coi trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc nói riêng.
 
Quán triệt và thực hiện đẩy đủ, nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Kế hoạch số 1207/KH-UBND, ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW. Để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết, Đảng bộ xã đã chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết bằng nhiều hình thức, thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền của xã xuống tuyên truyền tại các thôn, bản; lồng ghép trong họp bản, sinh hoạt chi bộ, đoàn thể..., qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên. Đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; xây dựng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau; xây dựng nếp sống văn hóa mới trong các bản và từng hộ gia đình, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội, được người dân đồng tình, ủng hộ. Cùng với đó, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, đã góp phần quan trọng củng cố sự đoàn kết các dân tộc; Nhân dân các dân tộc, các bản trong xã không có biểu hiện chia rẽ mất đoàn kết. Hoạt động văn hóa cộng đồng được quan tâm lãnh đạo, đặc biệt là công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực. Ngày 31/8/2020 Đảng ủy xã đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 02-NQ/ĐU Nghị quyết chuyên đề về “Duy trì và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hà Nhì giai đoạn 2020 - 2025”. Với quan điểm, mục tiêu được xác định: Tiếp tục quán triệt tuyên truyền sâu sắc tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Hà Nhì trên địa bàn xã phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội; giáo dục Nhân dân có truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực của xã, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Được các cấp, chi bộ, cán bộ, đảng viên và Nhân dân quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt được kết quả bước đầu. Đến nay xã có 8 đội văn nghệ của 8 bản, trong đó 7 đội hoạt động thường xuyên, hiệu quả, tham gia phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện chính trị của xã; giao lưu văn nghệ trong xã và với các xã trong vùng. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “ toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, được triển khai sâu rộng, nhân dân đồng thuận ủng hộ, tích cực tham gia; năm 2021 có 4 bản và 315 hộ gia đình được công nhận bản, gia đình văn hóa. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Hà Nhì tập trung phục dựng và duy trì các lễ hội nhằm giáo dục mọi người luôn nhớ ơn tổ tiên, thần linh, củng cố khối đoàn kết dân tộc, đồng thời khôi phục các môn thể thao dân gian, truyền thống của dân tộc Hà Nhì.

Lễ cúng thần tiên (Mo Mí Ló), được tổ chức sau tết cổ truyền của dân tộc, vào ngày Mùi đầu tiên của năm hoặc ngày Mồng một âm lịch, lễ cúng cầu mong bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc thần tiên luôn phù hộ bảo vệ gia đình gặp nhiều may mắn không để xảy ra hoạn nạn, mọi người được khỏe mạnh luôn đạt được mọi điều mong muốn. Cúng thần rừng (Gạ ma thú) được tổ chức vào tháng 1 âm lịch hằng năm, đây là lễ hội được gắn liền với cộng đồng dân cư dân tộc Hà Nhì từ xa xưa vừa có ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gắn với các loại hình trò chơi dân gian (đánh cầu đuôi gà), ngày nay được bổ sung các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, các môn thể thao truyền thống khác, để thu hút khách du lịch thập phương; ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng được nâng lên, tình trạng chặt phá rừng giảm đáng kể, độ che phủ của rừng trên địa bàn xã tiếp tục được nâng cao qua từng năm, đến nay tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 77%. Lễ hội cầu mưa (Dé khụ trà), được tổ chức vào ngày Hợi dịp tháng 6 dương lịch hằng năm, nhằm xua đi những ốm đau, bệnh tật, con người được khỏe mạnh để đón chào mùa mưa đến làm cho cây cối xanh tốt, làm ăn phát triển, thu nhiều thắng lợi, gắn với các trò chơi giải trí, như: đu quay, cầu bập bênh. Lễ hội ăn lúa mới (ché sự trà), là lễ hội được tổ chức vào tháng 8 dương lịch hằng năm để đón chào mùa thu, sau bao ngày lao động sản xuất vất vả người nông dân muốn bỏ đi những khó khăn, vất vả để đón chào mục thu, mở ra một trang mới cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đặc biệt là việc phục dựng Lễ cưới sinh, một trong những việc hệ trọng của đời người, xây dựng cuộc sống hạnh phúc vợ chồng và là việc hệ trọng của hai bên gia đình người Hà Nhì. Tuy nhiên, thời gian gần đây do sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc và sự tác động của mọi mặt đời sống xã hội, một số nghi lễ của phong tục trong lễ cưới đang dần mai một. Hiện nay, đại đa số lễ cưới của người Hà Nhì theo trào lưu chung của xã hội làm mất dần đi những nét văn hóa đặc chưng trong lễ cưới của dân tộc. Vì vậy việc phục dựng lễ cưới sinh mang đậm bản sắc của dân tộc người Hà Nhì không chỉ mang tính chất giáo dục truyền thống mà còn khơi dậy, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

Trao đổi về kết quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, đồng chí Phùng Xì Che - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, tuy nhiên điều quan trọng là ý thức của cán bộ, đảng viên và người dân về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đã được nâng lên; người dân tích cực, tự giác tham gia.

Những kết quả công tác bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Hà Nhì đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của Ka Lăng ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%/năm, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cơ bản được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia thuộc địa bàn quản lý luôn ổn định và được giữ vững.

Trước yêu cầu phát triển của xã trong giai đoạn mới với mục tiêu phấn đấu ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn của huyện vào năm 2025. Đảng bộ xã xác định: Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tiếp tục tập trung lãnh đạo quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, nhất là Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 17/02/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 02-NQ/ĐU của Đảng ủy xã về duy trì và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hà Nhì giai đoạn 2020 - 2025. Với trọng tâm là: tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn trang phục, các lễ hội, nhạc cụ, các môn thể thao truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đặc biệt là tổ chức truyền dạy, bảo tồn bộ chữ viết Hà Nhì do sở Khoa học và Công nghệ phối hợp nghiên cứu./.

Tác giả: Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5985 | lượt tải:124

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5629 | lượt tải:126

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6633 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6577 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7806 | lượt tải:288
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay21,703
  • Tháng hiện tại493,002
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,522,609
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down