“Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp tại địa phương”

Thứ ba - 16/05/2017 11:19 1.489 0
Đó là chủ đề Chương trình Đối thoại chính sách được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Thổ tổ chức ngày 11/5, huyện Tam Đường ngày 12/5. Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện, các phòng, ban huyện và các xã vùng Dự án “Biến đổi khí hậu (BĐKH) và đồng bào dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam” tại huyện Phong Thổ, Tam Đường dự Đối thoại.
Quang cảnh buổi Đối thoại tại huyện Tam Đường
Quang cảnh buổi Đối thoại tại huyện Tam Đường
Các đại biểu đã được cán bộ Hội Nông dân tỉnh giới thiệu về Dự án “Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam”. Theo đó, Dự án “Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam” do Hiệp hội các tổ chức xã hội dân sự Đan Mạnh (CISU) tài trợ thông qua Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á (ADDA) và được thực hiện tại 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện biên, thời gian thực hiện trong 3 năm (từ năm 2014-2017). Mục tiêu Dự án nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở miền bắc Việt Nam cải thiện được khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách liên quan đến BĐKH. Đồng thời, tăng cường ảnh hưởng đối với việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các vấn đề thích ứng với BĐKH, an ninh lương thực và giảm đói nghèo tại địa phương. 

Đối với tỉnh ta, Dự án được triển khai thực hiện theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh. 7 xã, phường, thị trấn thuộc 3 huyện, thành phố gồm: Bình Lư, Hồ thầu và Thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường); Tân Phong, Quyết Tiến (Thành phố Lai Châu); Nậm Xe, Bản Lang (huyện Phong Thổ) tham gia thực hiện. Sau 3 năm triển khai, Dự án đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Hội Nông dân tỉnh Lai châu đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho 12 nhóm nông dân vùng Dự án với 144 học viên tham gia. Hội cũng giao cho giảng viên hướng dẫn các nhóm nông dân thực hiện 12 mô hình phụ trợ (5 mô hình trồng nấm, 7 mô hình ủ phân xanh bằng chế phẩm EM). Năm 2016, thực hiện mô hình canh tác ngô trên đất dốc tại 6 bản của các xã, thị trấn trong tỉnh, kết quả thu lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha, tăng so với lô đối chứng từ 4 đến gần 6 triệu đồng/ha. Các mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI) thu lợi nhuận trên dưới 30 triệu đồng/ha, tăng so với đối chứng từ 5 đến gần 8 triệu đồng/ha. Năm 2017, tiếp tục triển khai, đôn đốc, kiểm tra và theo dõi các mô hình canh tác bền vững thân thiện với môi trường (trồng nấm, ngô trên đất dốc, lúa cải tiến và nuôi ngan)....

* Tham gia đối thoại tại huyện Phong Thổ các đại biểu đã tập trung chia sẻ những ý kiến xoay quanh các nội dung chính như: Thực trạng lồng ghép BĐKH và nguồn ngân sách cho biến đổi khí hậu ở địa phương; giải pháp để nâng cao năng lực lập kế hoạch ở cấp xã, nguồn lực tài chính và hỗ trợ từ cấp huyện; lồng ghép BĐKH trong kế hoạch ở địa phương; những khó khăn trong quá trình triển khai phát triển kinh tế gắn với ứng phó BĐKH. Một số đại biểu đóng góp ý kiến vào cách thu thập chỉ số nông nghiệp ứng phó với BĐKH và đề xuất các giải pháp nhằm sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH; triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp ở cấp xã, thúc đẩy phổ biến kiến thức về BĐKH. Trọng tâm là các giải pháp: rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH trong toàn xã hội, bố trí kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Phát biểu tại chương trình Đối thoại, đồng chí Phạm Thị Hồng Gấm - Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, ý kiến đóng góp hữu ích của các đại biểu và mong muốn sau chương trình Đối thoại này cấp ủy chính quyền các xã, các phòng ban của huyện tiếp tục quan tâm, vào cuộc góp phần nâng cao nhận thức, hành động của Nhân dân trong ứng phó với BĐKH. Trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương để chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, lựa chọn loại cây, con giống cho phù hợp để vừa giúp Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững vừa giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con.

* Tại huyện Tam Đường Dự án được triển khai tại các xã Bình Lư, Hồ Thầu và thị trấn Tam Đường. Những năm qua do biến đổi khí hậu và đặc điểm về điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra một số loại thiên tai như: ngập úng, mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở, sương muối, hạn hán. Đặc biệt đợt rét đậm, rét hại từ ngày 22/1 đến ngày 30/1/2016 đã làm ảnh hưởng và thiệt hại về cây trồng, vật nuôi của Nhân dân đã làm chết 133,3ha lúa; 128,1ha ngô; 276 con gia súc; 1.373,52ha cây thảo quả bị ảnh hưởng. Trước tình hình đó, huyện tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp theo từng vùng địa phương; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiên cố các công trình thủy lợi, đường giao thông đảm bảo phục vụ sản xuất, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tại buổi Đối thoại các đại biểu tập trung ý kiến vào các vấn đề triển khai các hoạt động biến đổi khí hậu trong nông nghiệp ở địa phương như: việc tuyên truyền nhận thức về biến đổi khí hậu trong cộng đồng dân cư chưa thường xuyên; chưa nhân rộng được các mô hình áp dụng phương pháp canh tác hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp; việc quy hoạch đất nông nghiệp còn nhiều bất cập; cán bộ làm công tác ứng phó biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; bố trí kinh phí cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…

Phát biểu kết luận tại buổi Đối thoại, đồng chí Mùa A Trừ - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh đã đánh giá cao hiệu quả mà Dự án“ Biến đổi khí hậu và đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” mang lại cũng như tác hại, hậu quả của biến đổi khí hậu đối với địa phương. Trong thời gian tới các cấp ủy chính địa phương của huyện Tam Đường cần tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức, hành động trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở tác động của biến đổi khí hậu huyện cần lồng ghép các vấn đề khí hậu trong các chính sách phát triển kinh tế ; nhân rộng, lựa chọn các mô hình dự án phù hợp để vừa giúp Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con…/.

Tác giả: Thanh Hoa - Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5128 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4788 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5775 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5721 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6950 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay25,265
  • Tháng hiện tại550,610
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,942,696
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down