Người mảng xã Vàng San, huyện Mường Tè: Gìn giữ văn hoá ẩm thực và kết nối với nguồn cội

Thứ bảy - 05/04/2025 09:21 111 0
Đồng bào Mảng sinh sống chủ yếu ven hai con sông lớn là sông Đà và song Nậm Na, địa danh Gium Bai được người Mảng coi là nơi phát tích của dân tộc mình. Hiện nay đồng bào sống xen kẽ cùng một số dân tộc khác như Mông, Thái, Hà Nhì, Dao, Khơ Mú. Người Mảng là một trong 16 nhóm dân tộc rất ít người có dân số dưới 10.000 người ở Việt Nam. Ở tỉnh Lai Châu người Mảng có 1.110 hộ, 5.674 khẩu, chiếm 1,26% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung tại 3 huyện là Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn.
Lễ cúng của dân tộc Mảng ở xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Lễ cúng của dân tộc Mảng ở xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Ở huyện Mường Tè, người Mảng sống quần cư chủ yếu ở xã Vàng San, nơi này được coi như một cái nôi giữ chân người Mảng qua quá trình thiên di và tiếp biến qua nhiều thập kỷ cho đến ngày nay. Tại đây, đồng bào sống sen kẽ với các nhóm dân tộc Mông và Thái; họ sống gắn bó với núi rừng và sông suối, cho nên đời sống của họ cũng xoay quanh nông nghiệp và thuần tự nhiên như trồng lúa nước, chăn nuôi, trồng trọt, đan lát, thêu may trang phục truyền thống... những nét đẹp trong văn hoá và đời sống của họ vẫn còn được giữ gần như vẹn nguyên, không bị pha lẫn với sự tiến bộ chóng mặt của xã hội như trang phục, ẩm thực, nhà ở và ngành nghề truyền thống.

Từ bao đời nay người Mảng luôn tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên như cá suối, thú rừng, rau dại làm nguồn thực phẩm chủ yếu. Ngày nay, họ sống gắn bó với nguồn lực tự nhiên và nhờ tự nhiên để phát triển đời sống của mình. Cùng với sự đồng hành và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các chương trình mục tiêu đã giúp cho người Mảng biết thay đổi lối sống, họ không còn sống dựa hoàn toàn vào tự nhiên, mà đã biết trồng rau và cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá; trồng lúa nước; để tạo nguồn thực phẩm cho gia đình mình và phát triển kinh tế.

Ngày nay, đến với những bản làng của người Mảng ở xã Vàng San, chúng ta thấy đời sống của họ đã khấm khá hơn nhờ nông nghiệp, quanh nhà đã có nhiều cây ăn quả, ngoài vườn có rau, sau nhà có nuôi gia súc gia cầm, dưới ruộng lúa lên xanh mát, trên nương trồng ngô trồng sắn và họ luon cùng chính quyền địa phương làm tốt việc giữ rừng và bảo vệ rừng.

Đất đai, khí hậu vùng này tương đối thuận lợi để họ phát triển nông nghiệp. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và tiếp cận tiến bộ xã hội, họ cùng nhau làm kinh tế và cũng biết cách chăn nuôi gia súc gia cầm xa nhà để giữ gìn vệ sinh thôn bản và bảo vệ môi trường. Từ đó người Mảng ở Vàng San có thêm những ngôi nhà kiên cố, có con đường bê tông chạy qua bản, có những chiếc xe máy làm phương tiện di chuyển, đời sống đã dần ấm no hơn.

Mỗi ngày trôi qua ở bản làng xinh đẹp này đều rất bình yên. Buổi sáng khi mặt trời ló dần trên đỉnh núi, những đứa trẻ đến trường; còn những người đàn ông mang theo cày cuốc ra ruộng, những người phụ nữ mang theo gùi lên nương; buổi tối cả gia đình lại quây quần bên ánh lửa bập bùng trong căn bếp nhỏ; bên mâm cơm có rau có thịt, những câu chuyện vui vẻ giúp họ xua đi những phiền lo và nhọc nhằn của một ngày.

Trong gia đình người Mảng cũng như nhiều đồng bào ở Tây bắc, việc nội trợ chủ yếu là của phụ nữ, nhưng khi có khách quý đến chơi hoặc dịp lễ tết quan trọng thì chủ yếu đàn ông lại xắn tay vào bếp; sự phân công đó không phải là quy định ở bất kỳ gia đình nào, nhưng đó lại là văn hoá của đồng bào nơi đây.

Vận hội của cuộc sống cung cấp cho người Mảng nhiều món ăn hiện đại, nhưng ở bản Nậm Sẻ, người Mảng sẽ thiết đãi khách bằng món ăn đặc sản từ rừng: thịt chuột rừng sào hoa chuối. Đàn ông người Mảng mỗi ngày đi nương không quên đặt bẫy chuột mới và kiểm tra bẫy ngày hôm qua của mình, chiều về nhà là những chiếc gùi đầy rau và sản vật từ rừng. Những ngày bẫy được nhiều, họ mang về làm sạch và cheo gác bếp ăn dần và để đãi khách .

Món thịt chuột sào hoa chuối có lẽ là món ăn đặc biệt của người Mảng, nó đưa lên hương thơm nồng từ bột thảo quả, vị ngọt cuả thịt chuột và vị chát nhẹ và thanh mát của hoa chuối. Và với món thịt chuột, thảo quả là gia vị không thể thiếu, sẽ giúp món ăn dậy vị và ngọt thơm hơn.

Có lẽ, hương vị của thảo quả chính là thứ hương vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm của nhiều món ăn của người Mảng và của các đồng bào ở Tây bắc. Đây là một loại gia vị đặc biệt, vừa có vị ngọt nhẹ, mùi thơm nồng, lại hơi the cay nên rất phù hợp với nhiều món ăn từ núi rừng.

Ngoài thịt chuột xào hoa chuối, người Mảng còn có nhiều món ăn truyền thống khác như thịt lợn treo gác bếp, thịt dơi dơi, mầm luộc chấm chẩm chéo, nộm măng chua với rau rừng hoặc măng chua nấu canh thịt chuột, tôm tươi cá nhảy chấm với mắc có, ... Những món ăn gắn liền với đời sống của họ, nói lên sự gắn bó của con người với thiên nhiên, cũng thể hiện sự phong phú trong ẩm thực của người Mảng.

Đối với dân tộc Việt Nam nói chung, lễ nghĩa và gia quy rất quan trọng trong đời sống, nó thể hiện đạo đức của con người mà còn thể hiện phong cách sống và trật tự trong xã hội, là sự tự tôn và tự hào dân tộc. Và đối với người Mảng cũng như vậy, quy tắc của gia đình người Mảng dễ nhận thấy nhất là trong bữa cơm.

Trong bữa cơm của người Mảng rất coi trọng người lớn tuổi trong nhà phải được ưu tiên nhất là phải có người già. Con cháu không được mải mê ăn uống, phải thường xuyên gắp cho ông bà những miếng ngon. Đó là quy tắc mà là sự lễ phép của thế hệ sau dành cho đáng sinh thành. Bữa cơm ngon không chỉ bởi sự khéo léo của người chế biến và hương vị của món ăn; mà còn được chan thêm niềm vui mang về sau một ngày lao động, bởi cảm giác tận hưởng thành quả có được nhờ chăm chỉ vun trồng, bởi sự có mặt sum vầy của các thành viên trong gia đình. Món ăn có thể cầu kỳ, có thể bình dị nhưng sự quan tâm, tình cảm gắn bó của mỗi người luôn đong đầy. Ánh lửa bập bùng trong căn bếp nhỏ làm rạng lên sự yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau, ăn cơm không chỉ là thưởng thức hương vị của ẩm thực mà còn là cùng nhau chia sẻ hương vị của gia đình.

Trong văn hóa của người Mảng, những kiêng kỵ trong ẩm thực thể hiện rõ nét phong tục tập quán và tín ngưỡng của họ, việc duy trì những điều kiêng kỵ giúp cho thân thể khoẻ mạnh mà còn là cách gìn giữ văn hoá. Người Mảng thường kiêng ăn các loại động vật mà họ coi là linh thiêng, chẳng hạn như: hổ, gấu hay một số loài chim đặc biệt. Họ tin rằng những loài vật này là những động vật linh thiêng của đất trời, chúng có linh hồn và nếu ăn chúng sẽ mang lại xui xẻo và bệnh tật.

Nhiều người già trong bản còn tin rằng, ngoài cuộc sống hiện tại, con người vẫn còn một thế giới siêu nhiên kiểm soát, cho nên họ có những điều kiêng kỵ đối với cuộc sống như khi đến nhà người khác, họ không ăn những món ăn mà họ chưa từng ăn hoặc không biết rõ nguồn gốc. Điều này là để tránh bị “dính bùa” hoặc gặp xui xẻo.

Ngày nay cùng sự phát triển của xã hội, diện tích rừng tự nhiên ít dần, cho nên những món ăn truyền thống từ rừng cũng dần ít đi trong mâm cơm người Mảng; tuy vâỵ trong các dịp quan trọng, lễ, cúng, Tết... những món ăn truyền thống này là những món không thể thiếu; Vì với họ ẩm thực của dân tộc là một niềm tự hào, một trong những nét văn hóa không thể mất đi và ẩm thực truyền thống giúp họ được kết nối với cha ông với nguồn cội./.

Tác giả: Hoàng Quế - Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 09-KH/BTGDVTW

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

lượt xem: 633 | lượt tải:70

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 7687 | lượt tải:169

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 7285 | lượt tải:172

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 8525 | lượt tải:239

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 8251 | lượt tải:201

Số 09-KH/BTGDVTW

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

lượt xem: 633 | lượt tải:70

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 7687 | lượt tải:169

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 7285 | lượt tải:172

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 8525 | lượt tải:239

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 8251 | lượt tải:201
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay14,434
  • Tháng hiện tại204,085
  • Tháng trước549,836
  • Tổng lượt truy cập37,006,798
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down