Tăng cường hiệu quả phát ngôn cho báo chí, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Thứ tư - 21/03/2018 05:154600
Đó là một trong những mục tiêu đặt ra trong Hội nghị thông tin chuyên đề về “Nâng cao kỹ năng phát ngôn, ứng phó, giải quyết khủng hoảng truyền thông và tư duy mới trong thời đại cách mạng 4.0”, được UBND tỉnh tổ chức sáng 20/3.
Các đồng chí Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Trung ương đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Doãn Hợp - Nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyên thông, Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam; Tống Thanh Hải - Ủy Viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, người phát ngôn của các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại cử các cơ quan, đơn vị dự Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Trong thời gian diễn ra Hội nghị các đại biểu và các đồng chí là người phát ngôn của các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại cử các cơ quan, đơn vị được nghe đồng chí Lê Doãn Hợp - Nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyên thông, Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam nêu một số ưu điểm và nhược điểm của báo chí Việt Nam trong thời đại cách mạng 4.0; nguyên nhân và nguồn gốc dẫn đến khủng hoảng về truyền thông; những việc cần làm để giải quyết khủng hoảng về thông tin. Đối với chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí người trả lời trực tiếp cần phải bao quát vấn đề tốt; nghe kỹ và trả lời đủ ý với câu hỏi, không trả lời khi chưa nắm chắc vấn đề; trả lời và chịu trách nhiệm cho lời phát ngôn... Đối với tư duy mới trong thời đại cách mạng 4.0, đồng chí nêu ra những đặc điểm cơ bản cho thấy cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với những đột phá chưa từng có về công nghệ tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của toàn thế giới, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Do đó chúng ta cần hiểu và tiếp cận cuộc cách mạng này một cách khoa học, có chọn lọc cái hay của thế giới để biến thành của mình; dũng cảm so mình với thế giới; tư duy ngang tầm với hành động; phải tự tin vào chính mình.
Hội nghị lần này nhằm quán triệt, thực hiện tốt trách nhiệm cung cấp thông tin, tăng cường hiệu quả phát ngôn cho báo chí, hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh; tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh nhà đến với Nhân dân cả nước và quốc tế nhằm thu hút đầu tư, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
* Chiều cùng ngày, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nâng cao nhận thức về “ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Lai Châu năm 2018”. Dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; đại diện huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố.
Tại Hội nghị các đại biểu được nghe đồng chí Ngô Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền Ban Cơ yếu Chính phủ giới thiệu về Ban Cơ yếu Chính phủ và thuyết trình, giới thiệu về hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ (tập trung vào ba nội dung chính gồm: Những vấn đề chung về chữ kỹ số và chứng thực số; Hệ thống chứng thực điện tử và các dịch vụ chứng thực cung cấp; Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng thực điện tử tại Việt Nam) và hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm chữ kỹ số. Qua đó giúp các đại biểu dự Hội nghị nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử, hoạt động trao đổi thông tin, truyền, nhận văn bản trên mạng máy tính, đảm bảo an toàn và tin cậy trong các giao dịch điện tử; tìm hiểu về cấu hình hệ thống của phần mềm; ký số tài liệu PDF; xác thực chữ ký trên tài liệu PDF…
Thông qua Hội nghị còn nhằm mục tiêu ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong việc trao đổi văn bản điện tử và các giao dịch điện tử trên môi trường mạng nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật, thông tin điện tử được xác thực và có giá trị pháp lý, từ đó thúc đẩy hoạt động trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tích cực hơn nữa trong thời gian tới. Từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chính quyền điện tử của tỉnh, góp phần hiện đại hóa, minh bạch hóa nền hành chính, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng bền vững./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế