Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên
Thứ hai - 26/02/2018 21:081.8210
Để góp phần đưa các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị. laichau.dcs.vn trân trọng giới thiệu các nội dung cơ bản của chuyên đề năm 2018 tới các đồng chi và bạn đọc.
Phong cách và tác phong là hai khái niệm thường đi đôi với nhau. Phong cách hàm nghĩa rộng hơn, thể hiện những cung cách, cách thức hành xử của một người hay một nhóm người, được thể hiện nhất quán trong lao động, học tập, sinh hoạt, tạo nên nét riêng của mỗi người, phân biệt người này với những người khác. Phong cách hình thành trên cơ sở những yếu tố về tư tưởng, đạo đức, lối sống, tài năng, sở trường và khí chất của từng người... Tác phong hàm nghĩa cụ thể hơn so với phong cách. Có thể hiểu tác phong là sự thể hiện ra bên ngoài của phong cách, tạo thành lề lối làm việc, thói quen ứng xử, nền nếp sinh hoạt... Trong cuốn sách này, chúng tôi sử dụng nhất quán khái niệm “phong cách Hồ Chí Minh” với cả hai hàm nghĩa của “phong cách” và “tác phong”; sử dụng khái niệm “phong cách làm việc” và “phong cách lãnh đạo” đế nói về phong cách, tác phong công tác trong công việc và trong lãnh đạo, điều hành đất nước.
Phong cách làm việc và phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn riêng của Người, gắn liền với tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục đích sống của Người; vừa dân tộc, vừa hiện đại; vừa khoa học, vừa cách mạng; vừa cao cả, vừa thiết thực; thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ; là tấm gương sáng cho mọi người, mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo.
Khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh đã sớm định hình một phong cách nền nếp, ngăn nắp, cần mẫn. Những năm tháng bôn ba nước ngoài, lăn lộn với cuộc sống của người lao động, hòa mình trong phong trào công nhân đã hình thành ở Người một phong cách làm việc khoa học, quý trọng thời gian và sắp xếp công việc hằng ngày một cách cụ thể, hợp lý. Những trải nghiệm cùng với những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa phương Đông và phương Tây mà Người đã tiếp nhận trong những năm tháng hoạt động cách mạng đã hình thành ở Chủ tịch Hồ Chí Minh một phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo đặc trưng của Người, được thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cách giải quyết công việc hằng ngày trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước sau này. Có thể nói một cách rất khái quát về phong cách làm việc Hồ Chí Minh, đó là lề lối, cung cách, cách thức làm việc dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương, thể hiện trong hoạt động lãnh đạo của Người với những đặc điểm quan trọng như: phong cách dân chủ, quyết đoán, sâu sát, khéo dùng người, trọng dụng người tài, cách mạng, khoa học, năng động và sáng tạo.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là những bài học quý báu đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30-10-2016 của Ban Chấp hành Trung ương “Vể tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưỏng chính trị, đạo đức, lôi sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (Còn nữa)
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật: Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, cơ quan, đơn vị năm 2018).
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế