Nhân dân giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Chủ nhật - 13/05/2018 02:565.7190
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 02-02-2018 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 124-QĐ/TW về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Mục đích giám sát là góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, Điều lệ MTTQ Việt Nam, Điều lệ các tổ chức CT-XH; không làm cản trở hoặc ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, gia đình người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; trên tinh thần xây dựng, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch; tránh nể nang, né tránh hoặc để bị lợi dụng. (Điều 3)
MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH và nhân dân giám sát về các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên. (Điều 5)
Phạm vi giám sát là: Giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp ở nơi làm việc; giám sát cán bộ, đảng viên sinh hoạt, cư trú trên địa bàn dân cư. Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên không thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống thì chủ thể giám sát báo cáo, phản ánh với cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên. (Điều 6)
MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH và nhân dân giám sát bằng hình thức thông qua việc quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; thông qua tiếp nhận thông tin báo cáo, phản ánh của các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và nhân dân; dư luận xã hội, cơ quan truyền thông đại chúng. (Điều 7)
Khi phát hiện hoặc tiếp nhận báo cáo, phản ánh về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường trực MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH báo cáo bằng văn bản hoặc phản ánh trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp để xem xét, xử lý. Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi tiếp nhận báo cáo, phản ánh của MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH và nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xem xét, giải quyết. Chậm nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, phản ánh của chủ thể giám sát, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đến chủ thể giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp xác định cán bộ, đảng viên có vi phạm thì cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, xử lý theo quy định. (Điều 8)
Cũng theo Quy định, chủ thể giám sát có quyền cũng như trách nhiệm của mình là: (1) Giám sát thường xuyên đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trong phạm vi giám sát. (2) Được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng, HĐND, UBND liên quan đến nội dung giám sát; các cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. (3) Công tâm, dân chủ, khách quan khi thực hiện giám sát; chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng về kết quả giám sát; tránh nể nang, né tránh hoặc để bị lợi dụng trong hoạt động giám sát. (4) Báo cáo kết quả giám sát với cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền và cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, xử lý kết quả giám sát; theo dõi việc xử lý kết quả giám sát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đối tượng được giám sát. (Điều 9)
Đối tượng giám sát có quyền và trách nhiệm: (1) Được đề nghị, phản ánh, báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền xem xét về báo cáo, nhận xét, đánh giá của chủ thể giám sát đối với mình hoặc khi chủ thể giám sát thực hiện không đúng nội dung, phạm vi, trách nhiệm, vi phạm Quy định. (2) Từ chối trả lời, cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ của mình hoặc không liên quan đến nội dung, phạm vi giám sát. (3) Chịu sự giám sát của chủ thể giám sát theo quy định tại Quy định. (Điều 10)
MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT-XH và nhân dân và các tổ chức, cá nhân nếu có thành tích trong việc thực hiện Quy định 124-QĐ/TW thì được biểu dương, khen thưởng; nếu vi phạm Quy định thì tùy theo nội dung, tính chất, mức độ tác hại, nguyên nhân vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý (Điều 11)./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế