Hội nghị đánh giá việc đo lường, xác định chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
Thứ ba - 14/03/2017 03:421.3010
Ngày 14/3, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá việc đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chỉnh phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Trung ương dự và chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; lãnh đạo Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Nội vụ; các Bộ, Ngành Trung ương và 63 điểm cầu trong cả nước. Điểm cầu tỉnh ta có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh dự Hội nghị.
Việc đo lường xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước quy mô Quốc gia (gọi chung là Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) do Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện từ năm 2015 có số phiếu thu về hợp lệ khá cao: 11.873/15.120 phiếu (78,53%). Trong đó 6 thủ tục hành chính được chọn để triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức là: cấp giấy CMND; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng nhà ở; giấy đăng ký kết hôn và chứng thực. Việc tiếp cận dịch vụ nhận được từ 51,8-69,3% người dân, tổ chức được hỏi đánh giá việc tiếp cận thông tin dễ dàng, thuận tiện; trên 50% số người được hỏi cảm thấy thoải mái, tiện nghi khi ngồi giải quyết thủ tục hành chính. Về thủ tục hành chính có 56,1-71,3% đánh giá hồ sơ đơn giản, dễ kê khai; 49,4-70,6% đánh giá quy trình giải quyết công việc dễ dàng, thuận tiện. Về sự phục vụ của công chức có 74,3-87,2% đánh giá sự hài lòng về sự phục vụ của công chức. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính có 81-89,1% số người được hỏi cho rằng kết quả được trả đúng hẹn… Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính do các bộ, ngành, địa phương chủ động tự triển khai với tỷ lệ phản hồi khảo sát đạt 30-50%, tỷ lệ khảo sát địa phương 70-80%, một số địa phương đạt gần 100%.
Tuy nhiên, người dân, tổ chức chưa có thói quen phản hồi thông tin đối với cơ quan hành chính Nhà nước; nguồn kinh phí triển khai hạn hẹp; sự phối hợp giữa các cơ quan chưa nhịp nhàng; các tiêu chí đo lường, câu hỏi khảo sát và trả lời khảo sát của nhiều bộ, ngành, địa phương còn chung chung…
Thời gian tới, các cơ quan thực hiện đặt ra 2 mục tiêu chính, 8 nhiệm vụ thực hiện, trong đó xây dựng khung đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức; phát huy vai trò tổ chức chính trị-xã hội trong giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức; sử dụng kết quả đo lường sự hài lòng làm tiêu chí đánh giá tác động trong Chỉ số cải cách hành chính ở địa phương; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ…
Các tham luận tập trung vấn đề: Kinh nghiệm tiếp nhận và sử dụng kết quả đo lường sự hài lòng của Bộ Nội vụ đối với lĩnh vực tài nguyên, môi trường; đánh giá hài lòng của doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính thuế; khảo sát mức độ hài lòng đối với thủ tục hành chính lĩnh vực Hải quan; việc triển khai đo lường sự hài lòng người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp…
Phát biểu kết luận, đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chỉnh phủ, Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đề nghị các Bộ, Ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cái cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 nhất là việc triển khai đo lường, xác định chỉ số hài lòng người dân, doanh nghiệp, tổ chức; Bộ Nội vụ phối hợp Văn phòng Chính phủ, chuyên gia, nhà khoa học xây dựng khung chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức; đinh kỳ hàng năm triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức với quy mô Quốc gia, ngành, địa phương nhằm phát hiện tồn tại, hạn chế đưa ra giải pháp khắc phục; các cơ quan Bộ Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc, Cựu chiến binh từ Trung ương đến địa phương cần phối hợp chặt chẽ thực hiện việc đo lường, xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước; quan tâm bố trí đủ nguồn lực, con người, kinh phí triển khai đo lường sự hài lòng người dân, tổ chức; tuyên truyền Nhân dân sự cần thiết đo lường sự hài lòng người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước…/.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế