Tăng cường tuyên truyền, nâng cao kỹ năng ứng phó với thiên tai cho người dân

Thứ sáu - 04/05/2018 13:19 4.028 0
Những năm gần đây, thiên tai trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại. Ở nước ta, thiên tai diễn ra nghiêm trọng có các yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, khó dự báo với những thiệt hại nặng nề chưa từng có. Trước tình hình đó, cả xã hội đã vào cuộc, chung tay góp sức cho các hoạt động nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
  Năm 2017, lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng trên diện rộng  tại các tỉnh miền núi phía Bắc
  Năm 2017, lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng trên diện rộng  tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Trong 20 năm vừa qua, các khu vực trên cả nước ta đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động đến môi trường sống, hoạt động sản xuất kinh doanh. ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước (trung bình mỗi năm thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP). Tình hình thiên tai có những diễn biến bất thường, trái quy luật, ngày càng nghiêm trọng hơn cả về cường độ và tần suất. Thiên tai xảy ra nhiều hơn ở các vùng, miền trước đây ít xảy ra. Rủi ro thiên tai một số vùng tăng do phát triển kinh tế nhanh, quy mô lớn nhưng cơ sở hạ tầng thiếu bền vững. Riêng các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra trên 300 trận lũ quét, sạt lở đất với quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Năm 2017, lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, làm 71 người chết và mất tích, 4.109 ngôi nhà bị sập, bị cuốn trôi. Hiện nay vẫn còn 13.246 hộ sinh sống tại những nơi không bảo đảm an toàn có nguy cơ cao ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất.


Mặc dù công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai của nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu lực quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động phòng, chống thiên tai; tổ chức bộ máy được kiện toàn; kết cấu hạ tầng cho phòng, chống thiên tai được đầu tư; công tác chỉ đạo, tham mưu ứng phó và khắc phục hậu quả được quan tâm thích đáng và ngày càng có chất lượng; ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ngày càng được tăng cường và tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại như: Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, năng lực ứng phó của lực lượng phòng, chống thiên tai với một số tình huống thiên tai còn bất cập, lúng túng; huy động lực lượng đông đảo nhưng hiệu quả thấp, một số trường hợp còn dẫn đến sự lãng phí; nhận thức và kỹ năng tự ứng phó với thiên tai của nhiều cấp chính quyền và người dân chưa đạt yêu cầu. Nguồn lực cho phòng, chống thiên tai còn hạn chế, chưa có đầu mối để theo dõi, điều phối tổng thể; chưa có chính sách tài chính bền vững trước thiên tai, chưa huy động được nhiều doanh nghiệp, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ phòng, chống thiên tai.

Trình tự thủ tục trong một số hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả, tiếp nhận viện trợ còn theo thủ tục thông thường nên không đáp ứng được nhu cầu, kéo dài thời gian phục hồi, tái thiết hoặc gây gia tăng thiệt hại, giảm hiệu quả đầu tư, không phù hợp với thực tiễn. Ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế trong dự báo, theo dõi, giám sát, phân tích tính toán, cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành với những tình huống thiên tai lớn, phạm vi rộng hoặc cục bộ như đối phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn tại các khu vực sông liên tỉnh, lũ quét sạt lở đất; thiếu trang thiết bị chuyên dùng để kịp thời phát hiện, ứng phó có hiệu quả, hạn chế thiệt hại. Sự tham gia phối hợp của một số cơ quan chuyên ngành, địa phương, thành viên ban chỉ đạo, thực thi, giám sát thi hành Luật phòng, chống thiên tai còn nhiều hạn chế; nhiều công trình, dự án làm gia tăng rủi ro thiên tai do không lồng ghép hoặc chưa quan tâm đến nội dung phòng, chống thiên tai.

Nguyên nhân khách quan do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai có diễn biến bất thường, cực đoan hơn về cường độ, thời gian, địa điểm xuất hiện và trái quy luật; nhiều nơi có mưa cục bộ cường độ lớn, mưa trái mùa, bão đổ bộ vào những nơi từ trước đến nay ít xuất hiện, dông lốc thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho hầu hết các khu vực trên cả nước. Dân số tăng nhanh, quy mô xã hội, nền kinh tế ngày càng lớn, các hoạt động có nguy cơ rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nhiều hoạt động sử dụng nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng thiếu bền vững, làm gia tăng thiên tai cho các nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

Về chủ quan do một bộ phận chính quyền, người dân nhận thức về công tác phòng, chống thiên tai còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đúng mức đến tổ chức bộ máy, lực lượng, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống thiên tai, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo hướng dẫn nâng cao nhận thức của cộng đồng … nên lúng túng khi có tình huống thiên tai xảy ra. Tình trạng dân làm nhà ở sát sông, kênh rạch, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt ở đất ngày càng gia tăng; nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã và đang làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. Quản lý ruộng đất, quy hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ ở một số địa phương chưa chú trọng đến lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.

Tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp còn bất cập, cần được chuyển biến mạnh mẽ để thực sự có hiệu lực, hiệu quả cao trong việc chỉ đạo các bộ, ngành, các vùng, miền, địa phương. Một số văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn; thiếu chính sách bền vững trước thiên tai. Nhân lực còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, chủ yếu làm kiêm nhiệm nhất là ở cấp huyện, cấp xã; cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, chưa đồng bộ, có khoảng cách rất lớn so với các nước trong khu vực. Tài chính còn chưa có dòng ngân sách riêng cho công tác phòng, chống thiên tai; chưa có quỹ phòng, chống thiên tai cấp quốc gia nên việc huy động nguồn lực và điều phối nhiệm vụ phòng, chống thiên tai còn hạn chế. Việc xã hội hóa, khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ, xây dựng công trình phòng chống thiên tai đã và đang được triển khai nhưng kết quả chưa cao.

Khoa học, công nghệ về phòng, chống thiên tai so với các nước trong khu vực còn lạc hậu. Tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai chưa được ngăn chặn triệt để, thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh, nhất là trong lĩnh vực khai thác cát và vi phạm đê điều. Việc lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đến gia tăng nguy cơ rủi ro.

Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Phòng chống thiên tai thực hiện theo hướng quản lý rủi ro, lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện các giải pháp quản lý tổng hợp, đồng bộ theo hệ thống, lưu vực, liên vùng, liên ngành, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kết hợp với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống. Nội dung phòng, chống thiên tai phải được đưa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của các ngành; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phòng chống thiên tai theo hình thức đối tác công-tư bằng các cơ chế, chính sách phù hợp. Phải kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, kết hợp giữa khôi phục và nâng cấp sau thiên tai với yêu cầu xây dựng lại tốt hơn. Đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai phải kết hợp đa mục tiêu. Phải có tổ chức bộ máy, thể chế tốt hơn nữa cho công tác phòng chống thiên tai. Nâng cao năng năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai. Hoàn thiện chính sách về tài chính để hỗ trợ cho công tác này, thúc đẩy xã hội hóa, tạo điều kiện cho hợp tác công-tư. Truyền thông về phòng chống thiên tai phải được ưu tiên hàng đầu vì liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam…

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về phòng chống thiên tai thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; các nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn … với tinh thần chủ đạo như văn kiện Đại hội XII đã nêu: “Khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Tích cực tuyên truyền kết quả thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống thiên tai; các nội dung trong chiến lược, chương trình hành động, chính sách, pháp luật về công tác phòng, chống thiên tai của Quốc hội, Chính phủ như: Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Đê điều năm 2006; Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001. Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Khí tượng Thủy văn 2015 và nhiều các bộ luật liên quan khác….

Đặc biệt, trong thông tin, tuyên truyền tình hình thiên tai, công tác cứu trợ, an sinh xã hội cần tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với truyền thông cơ sở kịp thời chuyển tải thông tin tới từng người dân để họ chủ động chuẩn bị, phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Phối hợp chặt chẽ các cơ quan thông tin truyền thông trong việc đưa tin kịp thời về các hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng.

Chú ý đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo ứng phó thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, thể hiện ở việc hàng năm phải kiểm tra, rà soát, điều chính, bổ sung các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng theo từng phương án hạn chế thấp nhất thiệt hại, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong hợp tác với chính quyền trước yêu cầu ứng phó thiên tai.

Phản ánh những vấn đề cần được nghiên cứu, bổ sung như quy chế phối hợp điều hành các lực lượng cùng tham gia ứng phó thiên tai; quy định về việc thành lập và cơ chế, chính sách, phương thức sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai; điều chỉnh quy trình hỗ trợ ứng cứu và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, đặc biệt ở một số nội dung cần xử lý ngay như hỗ trợ lương thực, thực phẩm, hóa chất tiêu độc khử trung, xử lý môi trường sau bão, lũ, hỗ trợ giống để khôi phục sản xuất…/.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4229 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6020 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay10,503
  • Tháng hiện tại521,978
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,245,804
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down