Tân Uyên - nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVII đã đạt và vượt

Chủ nhật - 25/06/2017 05:29 1.069 0
Là huyện được chia tách, thành lập cách đây hơn 8 năm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn; nhận thức sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, nhiệm vụ chính trị của huyện; lựa chọn đúng những vấn đề trọng tâm để tập trung phát triển. Đến nay, nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã đạt và vượt.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2020 đưa Tân Uyên thành huyện phát triển khá của tỉnh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2020 đưa Tân Uyên thành huyện phát triển khá của tỉnh
Bước vào nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện đã tập trung quán triệt, học tập, triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp theo tinh thần đổi mới, thiết thực, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả; các quy chế, chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát được các cấp ủy kịp thời ban hành. Chủ động bám sát nghị quyết, đề án, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện bằng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, sát với điều kiện của địa phương. Triển khai kịp thời, nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng song hành với các nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức xây dựng Đảng, dân vận, kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Đặc biệt, nhanh chóng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, trọng tâm là nhân sự đại biểu HĐND các cấp và các chức danh lãnh đạo của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở nhiệm kỳ 2016 - 2021, cùng với phát triển tổ chức đảng và đảng viên. Từ đó, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nâng lên khá rõ nét.

Kinh tế của huyện có bước phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 17,4 triệu đồng; lương thực có hạt đạt gần 31 nghìn tấn, vượt 3,24% mục tiêu Nghị quyết Đại hội; thu ngân sách đạt trên 37,5 tỷ đồng, đạt 83,6% Nghị quyết. Các giải pháp đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp được mạnh dạn xây dựng, triển khai, phát huy hiệu quả; nhất là các mô hình sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung như chè, lúa chất lượng cao..., kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp; nhờ vậy các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp đều đạt khá và tăng cao so với cùng kỳ các năm trước.

Thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 33,8%, tăng 5,2% so với năm 2015. Thực hiện quyết liệt chương trình xây dựng nông thôn mới, bình quân mỗi xã đạt 14,7 tiêu chí, có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kịp thời cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất, đào tạo nghề, sớm ổn định đời sống, sản xuất cho Nhân dân vùng tái định cư thủy điện Bản Chát. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, cơ bản đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, điện lưới, cấp nước..., gắn với thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình đầu tư; tuyên truyền vận động Nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý, sử dụng các công trình sau đầu tư; thành lập ban quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt, thủy lợi và tổ quản lý cộng đồng dân cư tại các xã,... Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý tài nguyên, môi trường.

Văn hóa - xã hội chuyển biến rõ nét, quy mô, mạng lưới trường, lớp học được củng cố, phát triển; làm tốt công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, huyện có 9/10 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Các chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo được tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc; triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là giảm nghèo, cải thiện đời sống Nhân dân. Các lực lượng chức năng tích cực phối hợp nắm tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại cơ sở; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định.
 
.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh những kết quả sau gần hai năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, huyện vẫn còn một số hạn chế. Tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm bắt tình hình tư tưởng, giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở có việc còn chậm; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy chưa toàn diện, thiếu sâu sát, cụ thể. Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm ở một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quyết liệt; cụ thể hóa chỉ tiêu nghị quyết ở một số địa phương, đơn vị còn chậm. Xây dựng đội ngũ cán bộ ở một số phòng, ban, cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Ở một số nơi, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể thiếu hiệu quả, lúng túng trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và nhân rộng các mô hình sản xuất, xây dựng và phát triển du lịch vẫn còn chậm; một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới chất lượng chưa thực sự bền vững. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhâ dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưởng, tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (hộ nghèo 30,69%, cận nghèo 13,9%), nguy cơ tái nghèo lớn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, nhất là ở cơ sở có việc thiếu chủ động, chưa linh hoạt; sự phối hợp của một số cơ quan, đoàn thể huyện và cơ sở có lúc, có việc chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Năng lực, trình độ, tinh thần, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận nhân dân hạn chế trong nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa, vươn lên thoát nghèo; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước...

Để thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tân Uyên cần cụ thể hóa, vận dụng thực hiện quyết liệt các nghị quyết chuyên đề, đề án, kết luận của Tỉnh ủy gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII. Tập trung giảm nghèo bền vững; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thủy điện; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng hệ thống y tế cấp cơ sở,... Đánh giá kỹ các chỉ tiêu khó, hoặc đạt thấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu hoàn thành.

Trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt quan tâm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, khai thác thế mạnh về đất đai, nguồn nước, khí hậu; tập trung nguồn lực đầu tư tạo đà phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch; giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi phương thức sản xuất, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các loại cây phù hợp, có giá trị kinh tế cao, phấn đấu đến năm 2020 đạt 3 nghìn ha cây chè, 3 nghìn ha sơn tra, 3 nghìn ha cây quế và sản xuất lúa chất lượng cao...; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo quy mô công nghiệp; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích lòng hồ thủy điện Bản Chát.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác; tiếp tục thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, mở rộng các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với người dân trong phát triển vùng chè, quế, bơ, sơn tra, chăn nuôi gia súc, thủy sản, sản xuất lúa chất lượng cao... Chú trọng bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhất là trồng rừng kinh tế bằng những loại cây có giá trị. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; chú trọng vào các tiêu chí mà Nhân dân có thể thực hiện được, phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

Quản lý tốt tài nguyên, khoáng sản, đất đai, nguồn nước,... xử lý triệt để khai thác vàng trái phép tại khu vực Pắc Ta; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh thẩm định tốt báo cáo đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện đã được quy hoạch, cấp phép đầu tư trên địa bàn, đảm bảo môi trường sinh thái, không làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; tăng cường quản lý, điều hành ngân sách, thu hồi nợ đọng, chống thất thu và tiết kiệm chi ngân sách để tăng chi cho đầu tư phát triển; đưa các chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành quyết toán các công trình, dự án thuộc chương trình tái định cư thủy điện Bản Chát vào cuối năm 2017; thiết kế, thi công các dự án đã được phê duyệt; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình sau đầu tư, phân cấp rõ trách nhiệm cho từng xã, từng đơn vị trọng việc quản lý và sử dụng kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, hành lang giao thông đường bộ được phân cấp. Tăng cường quản lý quy hoạch, xây dựng quy hoạch chi tiết thị trấn gắn với thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp quản lý, xây dựng trật tự, kỷ cương, văn minh đô thị.
 
.
Tích cự tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân; chú trọng công tác kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách về hỗ trợ đất đai, tín dụng, tạo việc làm, khuyến nông - lâm - ngư, tiêu thụ sản phẩm,... phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc, nhất là ổn định dân cư và giảm nghèo; tuyên truyền, vận động Nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đảm bảo an ninh trật tự, nhất là an ninh nông thôn, an toàn giao thông; chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở; ngăn chặn các hoạt động lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo tuyên truyền đạo trái pháp luật, di cư tự do...

Tăng cường xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bám sát thực hiện tốt các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã ban hành; chú trọng phát triển tổ chức đảng, đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kiện toàn nhân sự các cấp ủy, lãnh đạo các phòng, ban và cơ sở. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, chú trọng cán bộ là người dân tộc thiểu số, đảm bảo các dân tộc trong huyện đều có cán bộ. Rà soát, củng cố và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với thực hành tiết kiệm; giải quyết kịp thời các vụ, việc, đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Nhân dân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình gây rối, lợi dụng dân chủ bôi nhọ cán bộ. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Với truyền thống đoàn kết, thống nhất, cùng tiền đề của gần 2 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; tin tưởng rằng Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên sẽ tiếp tục chủ động bám sát các nhiệm vụ chính trị đã đề ra bằng quyết tâm cao, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện từng chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo hướng cụ thể, sáng tạo, đổi mới, thiết thực và phù hợp; phấn đấu đến năm 2020, Tân Uyên trở thành huyện phát triển khá của tỉnh./. 

Tác giả: Hà Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4230 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6021 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay14,795
  • Tháng hiện tại528,301
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,252,127
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down