Hội nghị nông nghiệp khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ năm 2017

Thứ tư - 13/12/2017 09:57 763 0
Hội nghị được Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tổ chức ngày 13/12 tại Công ty Cổ phần cao su Lai Châu nhằm hướng đến tổ chức quản lý sản xuất, thu hoạch mủ hiệu quả.
Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
Các đồng chí: Hứa Ngọc Hiệp - Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần cao su Lai Châu; Nguyễn Tiến Đức - Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Đại diện các Ban Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam và 13 Công ty cao su khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ… dự Hội nghị.

Báo cáo thu hoạch mủ tại khu vực miền núi phía Bắc nêu rõ: Sau 10 năm (từ năm 2007) đến nay tổng diện tích cao su tại khu vực miền núi phía Bắc 28.166,8 ha, trong đó Tây Bắc 22.914,8 ha, Đông Bắc 5.251,9 ha. Đến tháng 9/2017 có 3 đơn vị đưa 2.808,6 ha vào cạo mủ, diện tích kiến thiết cơ bản 23.833,3 ha, diện tích ngưng đầu tư và vườn cây sinh trưởng kém là 1.360,3 ha. Các giống cao su được trồng: GT 1, RRIC 121, RRIM 600, PB 260, IAN 873… Từ tháng 8/2016 đến tháng 9/2017, 3 đơn vị: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La có tổng diện tích đưa vào cạo mủ là 2.808,6 ha với 296 cây cạo/ha, năng suất bình quân 297 kg/ha. Theo đánh giá vườn cây mở cạo năm 2016 đạt năng suất trung bình khá, ở tuổi cạo 2 quá trình khởi động và cho mủ nhanh hơn so vườn cây mới mở cạo do khả năng đáp ứng kích thích tốt hơn, hệ thống mạch mủ dần thích nghi với quá trình trao đổi chất. Năm 2017 mở cạo 4 đợt, diện tích mở cạo tháng 6-7 đạt năng suất bình quân thấp hơn so diện tích mở cạo tháng 4-5 do mật độ cây cạo/ha thấp hơn do vậy việc mở cạo nên thực hiện vào tháng 4-5 khi bộ lá ổn định….

Theo khuyến cáo của Ban Quản lý kỹ thuật của Tập Đoàn: Các Công ty cao su cần chuẩn bị tốt về đào tạo công nhân, tập huấn kỹ thuật, vật tư, trang thiết bị; tuân thủ quy trình kỹ thuật (nhiệt độ giới hạn, tỷ lệ ra lá mới giai đoạn chân chim) để quyết định thời gian nghỉ cạo; chọn vườn cây cạo với tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn, chấp nhận một vài lô chỉ đạt tỷ lệ 60% nằm xen các lô đạt tiêu chuẩn; đo vanh 100%, đánh dấu cây đạt tiêu chuẩn dự kiến mở cạo…

Dự kiến tổng sản lượng, diện tích khu vực miền núi phía Bắc đưa vào cạo mủ tăng nhanh từ năm 2018-2022 sau đó ổn định đến năm 2035 với tổng sản lượng đạt đỉnh khoảng 33.500-37.500 tấn/năm; năng suất bình quân toàn khu vực trong khoảng 1,2-1,4 tấn. Một số đơn vị có vườn cây đạt chất lượng khá từ 1,5-1,6 tấn/ha giai đoạn cao su trung niên. 

Các tham luận tại Hội nghị đã chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong việc tổ chức quản lý sản xuất, thu hoạch mủ đạt hiệu quả. Tham luận tập trung vấn đề: Giải pháp kỹ thuật áp dụng cho thu hoạch mủ cao su khu vực miền núi phía Bắc; Chẩn đoán nhanh hàm lượng đường Sucrose trong mủ cao su bằng chỉ thị màu; Công tác thu hoạch, bảo quản, vệ sinh và vận chuyển mủ cao su nguyên liệu tại các Công ty; Kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất trên vườn cây kinh doanh; Kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thu hoạch mủ trong điều kiện đất dốc, địa hình chia cắt… Ngoài ra, các đại biểu thảo luận về biện pháp giải quyết trong vấn đề thỏa thuận đối với người dân góp đất và kinh nghiệm khắc phục thiên tai, phòng chống cháy cho vườn cây cao su.

Phát biểu kết luận, đồng chí: Hứa Ngọc Hiệp - Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần cao su Lai Châu; Nguyễn Tiến Đức - Phó Tổng Giám đốc Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đánh giá cao công tác tổ chức, các tham luận, ý kiến tại hội nghị. Đồng thời đề nghị, các Công ty cao su có diện tích thu hoạch mủ tiếp tục rà soát, đánh giá phân loại chất lượng vườn cây để có giải pháp kỹ thuật khai thác phù hợp và hiệu quả kinh tế; giữ đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch mủ như: vườn cây, chế độ cạo (lưu ý cạo D3), tay nghề…; thu mủ đông tại chén, chú ý sử dụng mái che mưa vào chén mủ khi khai thác cao su; cần theo dõi từng giống cây, từng khu vực để có đánh giá cụ thể về sinh trưởng cây cao su; chu kỳ kinh tế vườn cây kinh doanh vẫn xác định 20 năm nhưng có linh hoạt nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội, nâng cấp chất lượng vườn cây, ổn định cơ cấu tuổi cạo và tổng sản lượng; quan tâm đào tạo tay nghề thợ cạo…

Qua Hội nghị nhằm trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý sản xuất, thu hoạch mủ cao su. Từ đó vận dụng vào thực tế trong từng đơn vị cao su./.

Tác giả: Tùng Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5133 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4792 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5779 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5725 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6954 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay25,265
  • Tháng hiện tại552,619
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,944,705
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down