Giám sát tình hình thực hiện quy định về phát triển sản xuất nông nghiệp
Thứ sáu - 15/09/2017 19:544230
Từ ngày 12-15/9, tổ 2 đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Sùng A Hồ, trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, phó trưởng đoàn giám sát làm tổ trưởng đã giám sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh tại xã Bum Nưa, xã Nậm Khao, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè.
Tại xã Bum Nưa: thực hiện được 4/10 nội dung hỗ trợ, hỗ trợ lúa thuần: 22,1 ha/148,8 ha canh tác cho 167 hộ, 1.548kg; hỗ trợ ngô lai: 14,5ha/65ha canh tác cho 115 hộ, 299kg; hỗ trợ trồng quế: hỗ trợ 206.350 cây giống thực hiện trồng 41,27 ha cho 120 hộ; hỗ trợ 56 máy làm đất cho 56 hộ dân.
Việc triển khai hỗ trợ chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn xã Nậm Khao, triển khai được 2/10 nội dung hỗ trợ, cụ thể: đối với hỗ trợ 50% giá giống, vụ Mùa hỗ trợ 0,3 ha/94 ha canh tác, 18kg cho 02 hộ gia đình; Hỗ trợ giống ngô lai (30% giá giống): 3ha/105ha canh tác cho 15 hộ, 59 kg giống; đối với hỗ trợ 50% giá giống: 0,7ha/5 ha canh tác cho 3 hộ đăng ký, 13 kg giống.
Việc thực hiện các nội dung hỗ trợ trên địa bàn xã nhân dân còn đăng ký ít do một phần nhân dân tự để giống từ vụ trước, một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ 100% giống của nhà nước; việc thực hiện hỗ trợ cho các xã theo hình thức cuốn chiếu ( các nội dung hỗ trợ chuồng trại, cơ giới hóa nông nghiệp, khai hoang thực hiện theo từng năm, lần lượt cho các xã đến khi kết thúc chính sách).
Phát biểu tại các buổi giám sát: thành viên đoàn đề nghị làm rõ việc thực hiện hỗ trợ cho nhân dân đã có bản cam kết của nhân dân chưa; kinh phí đã thực hiện giải ngân; cơ cấu giống đã phù hợp với tình hình thực tế địa phương; công tác vận động nhân dân đăng ký giống đề nghị cần tuyên truyền để nhân dân nắm rõ các nội dung hỗ trợ của chính sách, công tác tuyên truyền có gặp khó khăn gì không; các kiến nghị của xã cần cụ thể…
Kết luận tại buổi giám sát đồng chí Sùng A Hồ, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ trưởng tổ 2 đề nghị các xã cần bổ sung nội dung hỗ trợ đã triển khai cho nhân dân để thực hiện trong năm 2018; chỉnh sửa nội dung phụ biểu theo đề cương báo cáo của đoàn giám sát. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới các cấp ủy, chính quyền xã cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, hạn chế tình trạng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; tuyên truyền toàn diện các nội dung của chính sách đến nhân dân.
Báo cáo tình hình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, huyện Mường Tè đã thực hiện hỗ trợ 7/10 nội dung chính sách, cụ thể:
Hỗ trợ giống lúa thuần: Đối với hỗ trợ 50% giá giống: Vụ mùa: thực hiện hỗ trợ cho 239,9 ha/1.929 ha canh tác; tổng số hộ đăng ký hỗ trợ: 1.354 hộ, thực hiện hỗ trợ cho 1.270 hộ; tổng số lượng giống đăng ký hỗ trợ 16.792 kg, thực hiện hỗ trợ 16.097 kg; tổng nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 318,8 triệu đồng, thực hiện 302,2 triệu đồng; Hỗ trợ giống ngô lai: Đối với hỗ trợ 30% giá giống: thực hiện hỗ trợ: 197,88 ha/1.905 ha canh tác; hỗ trợ 1.432 hộ; tổng số lượng giống đăng ký hỗ trợ 4.548 kg, thực hiện hỗ trợ 3.957,5 kg; tổng nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 90,536 triệu đồng, thực hiện 82,547 triệu đồng; Đối với hỗ trợ 50% giá giống: thực hiện hỗ trợ 48,2 ha/95 ha canh tác; hỗ trợ cho 338 hộ; tổng số lượng giống đăng ký hỗ trợ 1.078,5 kg, thực hiện hỗ trợ 964,5 kg; thực hiện 40,27 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển cây quế: Hỗ trợ giống trồng mới: Tổng diện tích đăng ký hỗ trợ 333,42 ha, thực hiện hỗ trợ 306,55 ha; tổng số hộ đăng ký hỗ trợ 872 hộ, thực hiện hỗ trợ 835 hộ; hỗ trợ: 1.532.750 cây; nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 3.065,5 triệu đồng, đã giải ngân ngân 717 triệu đồng; Hỗ trợ chuyển đổi đất, khai hoang, làm đất: Tổng diện tích đăng ký hỗ trợ 333,42 ha, thực hiện hỗ trợ 306,55 ha; hỗ trợ 835 hộ; tổng nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 1.839,3 triệu đồng; Hỗ trợ chuyển đổi phương thức chăn nuôi gia súc: Hỗ trợ tạo mặt bằng khu chuồng trại chăn nuôi tập trung: Số nhóm hộ đăng ký 5 nhóm hộ, các nhóm hộ đang tổ chức thực hiện; tổng số hộ tham gia 90 hộ (trung bình từ 15-20 hộ/dự án); tổng nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 90 triệu; Hỗ trợ làm chuồng: Số hộ đăng ký làm chuồng 90 hộ, đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ, hiện nay các hộ đã thực hiện xây dựng chuồng trại; tổng nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 180 triệu đồng; Hỗ trợ kinh phí mua giống cỏ: tổng diện tích đăng ký hỗ trợ 2,3 ha, thực hiện hỗ trợ 2,1 ha; tổng số hộ đăng ký hỗ trợ 100 hộ, thực hiện hỗ trợ 90 hộ; tổng nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ 61,8 triệu đồng; Hỗ trợ khai hoang ruộng nước: diện tích đăng ký hỗ trợ: 20 ha, kinh phí giao 300 triệu đồng; Hỗ trợ vôi cải tạo đất ruộng: diện tích đăng ký hỗ trợ 388 ha, kinh phí giao 679 triệu đồng.
Tại buổi giám sát, UBND huyện đã kiến nghị với đoàn giám sát điều chỉnh mức hỗ trợ giá giống lúa thuần nâng từ 50% lên 80%; hỗ trợ giống lúa lai; ngô xuân hè từ 30% lên 50% giá giống; để huyện được chủ động nguồn ngân sách từ nội dung hỗ trợ này sang nội dung hỗ trợ khác: bổ sung hỗ trợ phân bón cho trồng quế; việc thực hiện ký cam kết của người dân thực hiện bằng danh sách; sớm có văn bản hướng dẫn lồng ghép vốn từ chương trình 30a, tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách đặc thù riêng cho dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Si La…
Tại buổi giám sát các thành viên đoàn đã đề nghị làm rõ: công tác chỉ đạo điều hành, chỉ đạo của UBND huyện đối với các phòng, UBND các xã; hỗ trợ giống lúa thuần; ngô số hộ đăng ký ít (đạt 12,4% so với diện tích canh tác) diện tích hỗ trợ chưa đảm bảo theo nội dung của chính sách (30% diện tích); công tác vận động nhân dân thực hiện chăn nuôi tập trung đối với chăn nuôi trâu; công tác tuyên truyền triển khai toàn bộ nội dung chính sách đến nhân dân. số diện tích trồng cỏ; việc đề xuất tổng hợp nhu cầu kinh phí của huyện với việc phân bổ của tỉnh cho từng nội dung của chính sách.
Kết luận tại buổi giám sát, đồng chí Sùng A Hồ, tổ trưởng tổ 2 đánh giá cao công tác tuyên truyền, lãnh đạo thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp trên địa bàn huyện, chính sách bước đầu đã đi vào cuộc sống của nhân dân. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới huyện cần đẩy mạnh, tích cực hơn trong công tác tuyên truyền chính sách đến nhân dân, vận động nhân dân từng bước thay đổi chuyển đổi phương thức sản xuất, tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm các mô hình có năng suất, phù hợp với tình hình địa phường bước nâng cao đời sống của nhân dân, hạn chế tình trạng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. UBND huyện chỉnh sửa báo cáo, bổ sung các nội dung kiến nghị cụ thể để đoàn làm căn cứ tổng hợp báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế