Đồng chí Sùng A Hồ, TUV, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có đồng chí Đoàn Đức Long, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo các ban HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND tỉnh.
Về báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018: Các ban HĐND tỉnh cơ bản nhất trí với báo cáo do UBND tỉnh trình. Các ban đề nghị làm rõ: Công tác chuẩn bị giống, phân bổ vốn hỗ trợ trồng cây Mắc ca còn chậm. Việc xây dựng kế hoạch trồng rừng ở một số địa phương chưa sát với thực tế; việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiệu quả ở một số nội dung chưa cao nhất là hỗ trợ giống lúa; bổ sung số liệu về tình hình thực hiện nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, diện tích cá nước lạnh sau thiệt hại mưa, lũ; đánh giá việc thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế, trốn thuế, nợ đọng thuế; Công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; công tác lập hồ sơ đăng ký bảo hộ sản phẩm chè Tam Đường, gạo Séng Cù, Tả Cù.
Về văn hóa - xã hội: đề nghị làm rõ: Giáo dục - đào tạo, theo báo cáo hiện toàn tỉnh còn 167 phòng học nhờ, vậy chủ yếu ở huyện nào? bậc học nào, hình thức học nhờ; Bổ sung kết quả nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và việc thu hẹp khoảng cách chênh lệnh chất lượng giáo dục giữa các vùng trên địa bàn tỉnh; bổ sung kết quả thực hiện vốn sự nghiệp chương trình 135; Giải ngân một số chương trình đạt thấp như: Chương trình 135; Đề án hỗ trợ 03 dân tộc Mảng, La Hủ, Cống theo Quyết định 1672; hoạt động tà đạo, đạo lạ còn diễn biến phức tạp; các ban đề nghị bổ sung nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm như Giải pháp quyết liệt để nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành tiêu chí ở các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; Tích cực giúp đỡ Nhân dân khôi phục sản xuất, sửa chữa nhà ở, khắc phục hậu quả sau mưa lũ; Ưu tiên đầu tư hệ thống các công trình phụ trợ, vệ sinh môi trường và nước sinh hoạt tại các trường học, nhất là các trường bán trú; có giải pháp để thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở y tế, nhất là y - dược tư nhân; tập trung rà soát, sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực y tế hợp lý giữa các vùng, các tuyến để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân; Văn hóa, thể thao và du lịch: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; quan tâm tạo điều kiện phát triển phong trào rèn luyện thể dục, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch Lai Châu; Việc thực hiện các chính sách dân tộc mới trên địa bàn tỉnh như: Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018, Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 27/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ…
Về nội dung sơ kết 2,5 năm tình hình thực hiện nghị quyết 136/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm, giai đoạn 2016-2020. Các ban đề nghị bổ sung hạn chế: Việc triển khai thực hiện một số nội dung nghị quyết của HĐND tỉnh còn chậm như nghị quyết về phát triển du lịch, nghị quyết phát triển nhà ở; thu phí lòng đường, hè phố; việc giải ngân nguồn vốn đầu tư còn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp; việc sử dụng một số nguốn vốn được giao hiệu quả chưa cao dẫn đến hủy dự toán; Khoảng cách chênh lệnh chất lượng giáo dục giữa các vùng chậm được thu hẹp; một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; Việc rà soát, sắp xếp, bố trí nhân lực, tổ chức bộ máy y tế còn chậm; việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh hiệu quả thấp, nhiều nơi còn lãng phí; Nguồn lực để thực hiện giảm nghèo phần lớn là vốn trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh, nguồn huy động của cộng đồng và bản thân tự lực của người dân nghèo còn rất ít; việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác chưa hiệu quả; Công tác số hóa truyền hình còn chậm; việc đầu tư cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông chưa đảm bảo mục tiêu đề ra; chất lượng dịch vụ thông tin, đưa thông tin về cơ sở còn hạn chế.
Giải trình các ý kiến của ban: đại diện lãnh đạo các sở nhất trí tiếp thu ý kiến thẩm tra của các ban, đồng thời làm rõ thêm: hiện nay trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo an ninh lương thực do đó hướng chuyển dần giảm diện tích ngô để chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn. Chỉ đạo các huyện đánh giá lại có chuyển đổi. Việc cung ứng giống Mắc Ca chậm do UBND huyện, sở sẽ có ý kiến với các huyện về vấn đề này; một số vốn chương trình giải ngân đạt thấp do việc xây dựng lớp tập huấn trùng với công an tỉnh tổ chức, một số dự án do xã làm chủ đầu tư tiến độ chậm. Các số liệu ban đề nghị bổ sung các sở có bổ sung bằng văn bản.
Kết luận tại buổi họp thẩm tra, đồng chí Sùng A Hồ, TUV, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh nhất trí tiếp thu các ý kiến thẩm tra của các ban HĐND tỉnh. Các ban HĐND tỉnh tiếp tục hoàn thiện báo cáo thẩm tra, trình HĐND tỉnh tại kỳ họp./.