Giáo dục, đào tạo Lai Châu sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện

Thứ bảy - 17/11/2018 22:10 3.190 0
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đã tạo được chuyển đổi về nhận thức, sự đồng thuận và thống nhất cao trong toàn tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đến nay, có 11/11 lĩnh vực với 51/52 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nhiều hoạt động đổi mới giáo dục được tích cực triển khai; chất lượng giáo dục toàn diện phát triển khá nhanh, giáo dục mũi nhọn được chú trọng. Giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề ngày càng phù hợp với nhu cầu thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển mới của tỉnh.
Đến nay, có 11/11 lĩnh vực với 51/52 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra
Đến nay, có 11/11 lĩnh vực với 51/52 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra
Toàn tỉnh đã triển khai khá đồng bộ chủ trương đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giáo dục mới cho cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh, đảm bảo hài hòa đức - trí - thể - mỹ; dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Hằng năm, xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng cấp học để chỉ đạo các trường thực hiện tốt, từng bước đáp ứng yêu cầu của xã hội, từ đó thực hiện các điều kiện phân luồng học sinh cho phù hợp với năng lực, sở trường và thị trường lao động. Đến nay, tỷ lệ học sinh Tiểu học hoàn thành môn học và các hoạt động giáo dục ở khu vực thành thị đạt 99,89% (tăng 0,5%); khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn đạt 98,84% (tăng 2,44%). Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 khu vực thành thị đạt 99,9%, tăng 0,5%; khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn đạt 97,3%, tăng 2,3%. Tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở (THCS) trong độ tuổi đến trường thành thị đạt 98,9%, tăng 1,3%; nông thôn đạt 94,2%, tăng 9,8%; học sinh tốt nghiệp THCS khu vực thành thị đạt 100%, tăng 0,3%; nông thôn đạt 99,3%, tăng 0,28%. Huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 cả hai hệ khu vực thành thị đạt 67,2%, tăng 0,22%; nông thôn đạt 65,74%, tăng 0,64%. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi Trung học phổ thông (THPT) đến trường khu vực thành thị đạt 52,3%, tăng 20,8%; nông thôn đạt 48,5%, tăng 24%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 khu vực thành thị đạt 99,32%, tăng 3,08% so với năm 2013; nông thôn đạt 98,50%, tăng 10,82%.

Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Tập trung tổ chức quán triệt, học tập, triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo, quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các cấp học, bậc học; tích cực giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chuyên đề, kết hợp lồng ghép vào các chương trình hoạt động ngoại khóa của nhà trường với những nội dung phong phú, sát thực; hằng năm, tổ chức “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, THPT”.

Hệ thống các trường mầm non, phổ thông được đầu tư các trang thiết bị, máy tính phục vụ dạy ngoại ngữ, tin học. Đến nay, 414/429 trường học trong toàn tỉnh đã được kết nối mạng Internet; toàn tỉnh có trên 13 nghìn học sinh được học chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần, tăng hơn 11 nghìn học sinh so với năm học 2012-2013; 100% trường THPT trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy môn Tin học. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng dạy học ngoại ngữ và tin học cho sinh viên, học viên nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. 

Tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các đơn vị trường học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 100% các đơn vị trường học đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học bằng hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm phổ cập giáo dục (PCGD), phần mềm quản lý nhà trường Staschool, phần mềm quản lý học sinh..., đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, mang lại hiệu quả thiết thực. Sau 5 năm đổi mới, cơ bản các cấp quản lý giáo dục đã tránh đi sâu vào công tác hành chính, sự vụ; tập trung điều hành quản lý công việc, cải cách hành chính, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng khối đoàn kết nội bộ; giữ vững kỷ cương, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) có quyết tâm, không ngừng học hỏi, tìm tòi, có tư duy đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các đơn vị.

Quy mô và chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên các ngành học, bậc học tiếp tục được củng cố theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Năm học 2017-2018 toàn tỉnh có 13.111 CBQL, giáo viên, nhân viên; trong đó, đội ngũ CBQL giáo dục có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đạt 85,4%, tăng 56,1% so với năm 2013; CBQL được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đạt 96%, tăng 24,1% so với năm 2013. Thường xuyên tổ chức thi khảo sát, chất lượng giáo viên, thi giáo viên dạy giỏi đánh giá theo chuẩn/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và CBQL giáo dục các cấp. Tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên các trường đào tạo tham gia đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho giáo viên, nhất là giáo viên văn hoá chuyển đổi sang dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Thực hiện đúng kế hoạch, lộ trình đề ra về PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, đến năm 2015 được công nhận đạt chuẩn, các tiêu chuẩn và điều kiện được củng cố vững chắc hằng năm. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng nâng lên, 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi được đánh giá chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ đến trường tăng nhanh trong các năm; kỹ năng của trẻ nâng lên rõ rệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 4,82% cả thể nhẹ cân và thể thấp còi so với năm 2012; nhiều trường mầm non thực sự xanh - sạch - đẹp, là mô hình điển hình về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Chất lượng PCGD tiểu học tiếp tục được củng cố vững chắc, đến nay có 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 trở lên; 108/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH mức độ 2 trở lên. Trong đó huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu; 77 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3. Có 8/8 huyện, thành phố; 108/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1 trở lên; trong đó thành phố Lai Châu, 49 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2; 11 xã, phường, thị trấn đạt mức độ 3. Công tác xóa mù chữ (XMC) và chống tái mù chữ luôn được quan tâm, đặc biệt mở rộng đối tượng XMC cho người lớn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ biết chữ ở các độ tuổi hằng năm đều tăng lên rõ rệt, đạt và vượt các mục tiêu đề ra, trong đó: độ tuổi 15 đến 35, năm 2013 là 91,5%, năm 2018 đạt 94,2%. Có 8/8 huyện, thành phố; 108/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ 1, trong đó có 19 xã, phường, thị trấn đạt mức độ 2.

Giáo dục nghề nghiệp từng bước được đổi mới theo hướng đa dạng hóa, cân đối, hài hòa giữa các ngành nghề, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Giai đoạn 2013 - 2017, toàn tỉnh thực hiện đào tạo cho 28.964 người (bình quân mỗi năm có 1.500 người học nghề đối tượng tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT, chiếm 18%; so với chỉ tiêu vượt 3%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật 44,46%, trong đó lao động qua đào tạo nghề tăng từ 12,8% lên 32,5%. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đến nay, cán bộ, công chức có trình độ từ đại học trở lên đạt 73,69 %, viên chức đạt 31,67 %; cán bộ, công chức có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị đạt 20,18%, viên chức đạt 0,75%.

Hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở các cấp học, bậc học; kết quả đào tạo tại các trường chuyên nghiệp được đổi mới căn bản, bảo đảm trung thực, khách quan theo hướng chú trọng đánh giá hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, phẩm chất và năng lực của học sinh... kết hợp với đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý của học sinh. Coi trọng đánh giá để giúp đỡ, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh trong cả quá trình dạy học. Việc đổi mới thi và công nhận tốt nghiệp THPT được triển khai nghiêm túc, tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT tăng qua các năm, năm học 2015-2016 đạt 94,31%; năm học 2016-2017 đạt 99,15%; năm học 2017-2018 đạt 98,02%. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện nghiêm túc, gắn chặt với trách nhiệm của các nhà trường. 100% các đơn vị trường thực hiện công tác tự đánh giá; năm học 2017-2018 có 151 trường được đánh giá ngoài, tăng 118 trường so với năm học 2013-2014. Qua đó, góp phần quan trọng đưa chất lượng đại trà giáo dục phổ thông nâng lên; thúc đẩy phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến nay, toàn tỉnh có 132 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 31,7%.

27 11 18
Chương trình kiên cố hóa trường lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước giảm tỷ lệ phòng học tạm, phòng học nhờ

Phong trào xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh, nâng cao ý thức học tập cho mọi người dân, nhất là việc xây dựng mô hình xã hội học tập, đến nay có 8/8 huyện, thành phố tham gia với tổng số 358 đơn vị; xây dựng, củng cố, kiện toàn Hội Khuyến học các cấp; duy trì hoạt động 106 trung tâm học tập cộng đồng. Đẩy mạnh tuyên truyền, nêu gương, vinh danh những gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, góp phần cổ vũ, động viên, khích lệ toàn xã hội tích cực tham gia học tập; đưa số lượng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập tăng lên hằng năm. Công tác xã hội hoá tiếp tục được quan tâm và được các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo dưới nhiều hình thức, năm 2017 huy động được trên 72 tỷ đồng từ xã hội phục vụ cho giáo dục, tăng hơn 37 tỷ đồng so với năm 2013; góp phần hỗ trợ, động viên nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học tập; đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học. Chương trình kiên cố hóa trường lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng, từng bước giảm tỷ lệ phòng học tạm, phòng học nhờ. Cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng tương đối đồng bộ đáp ứng yêu cầu dạy và học. Năm học 2017 - 2018, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 65,2% tăng 13,3% so với năm 2013; bán kiên cố đạt 20,1% giảm 7,3% so với năm 2013.

Bên cạnh những kết quả tích cực, việc đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh vẫn còn những mặt còn yếu. Thực hiện các yếu tố thúc đẩy đổi mới giáo dục còn chậm, một số nơi còn hình thức, còn có tư tưởng ngại khó, ngại đổi mới. Chất lượng giáo dục - đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn thấp so với yêu cầu; chất lượng giáo dục mũi nhọn còn khiêm tốn; tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp thấp. Chất lượng giáo dục toàn diện ở một số trường học còn hạn chế, chất lượng dạy học ngoại ngữ thấp, giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp ở một số nơi chưa phù hợp với thực tiễn, còn nhiều trường có điểm học ở bản. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiếu đồng bộ về số lượng, cơ cấu, một bộ phận hạn chế về năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, còn ngại khó, ngại đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Quản lý nhà nước về giáo dục ở một số lĩnh vực đạt hiệu quả chưa cao, quản lý chất lượng giáo dục - đào tạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát có việc, có thời điểm chưa được coi trọng đúng mức. Cơ sở vật chất nhiều nơi xuống cấp, các phòng chức năng, công trình vệ sinh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Số lượng phòng học tạm còn lớn (1.011 phòng); trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp của xã hội cho giáo dục còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa thường xuyên, nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, nhất là học sinh dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Công tác hướng nghiệp để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề tại tỉnh chưa hiệu quả. Chất lượng đào tạo của các trường đào tạo của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho sự phát triển của tỉnh. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm còn nhiều. 

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc các chương trình, đề án của Tỉnh ủy về phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối kết hợp của các lực lượng, các cơ quan tổ chức và Nhân dân để thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục. Tiếp tục đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo và cán bộ quản lý, rà soát đội ngũ giáo viên, xác định số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học để sắp xếp, bố trị lại cho phù hợp, gắn với đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên, học viên; thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Đổi mới cơ chế đầu tư; huy động các nguồn lực để tăng nguồn đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia; trang thiết bị, hỗ trợ các hoạt động giáo dục và đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo; từng bước, tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo điều kiện thực tế của tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực xã hội cho phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ động trong các hoạt động giáo dục - đào tạo. Xây dựng cơ chế giám sát giữa các lực lượng xã hội tại địa phương với nhà trường trong tất cả các hoạt động, từ đó tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động toàn diện của nhà trường./.

Tác giả: Hà Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4176 | lượt tải:87

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3842 | lượt tải:92

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4799 | lượt tải:124

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4748 | lượt tải:102

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 5959 | lượt tải:217
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay28,188
  • Tháng hiện tại156,799
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập33,880,625
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down