Tập đoàn Điện lực Việt Nam đồng hành cùng Lai Châu giảm nghèo bền vững

Thứ sáu - 29/04/2022 04:08 832 0
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đồng hành cùng với tỉnh Lai Châu thực hiện công cuộc giảm nghèo đối với 3 huyện Tân Uyên, Than Uyên và Phong Thổ đạt được nhiều kết quả quan trọng, 2 huyện Tân Uyên, Than Uyên đã được ra khỏi huyện nghèo.
Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong thực hiện hỗ trợ 3 huyện nghèo của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2021
Đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong thực hiện hỗ trợ 3 huyện nghèo của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2021
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Vì vậy trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, với mục tiêu được xác định là: “Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng”.

Là tỉnh vùng cao, biên giới vùng Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Lai Châu có tổng diện tích tự trên 9.000 km2, năm 2008 có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 5 huyện nghèo (đến nay có 8 đơn vị, trong đó có 7 huyện và thành phố Lai Châu). Thực hiện Nghị quyết 30a và sự phân công của Chính phủ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đồng hành cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp là hỗ trợ 3 huyện nghèo: Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ. Kết quả sau hơn 10 năm (từ năm 2009 đến năm 2021) Tập đoàn đã đầu tư, hỗ trợ với tổng kinh phí lên tới trên 980 tỷ đồng. Tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển lưới điện nông thôn, nhất là các xã, bản và hộ dân chưa có điện; xóa nhà tạm; xây dựng trung tâm dạy nghề, trường, lớp học nội trú, bán trú; đào tạo khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mô hình sản xuất; hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn và các hỗ trợ khác...

Trong hỗ trợ phát triển lưới điện nông thôn, Tập đoàn đã huy động và sử dụng lồng ghép kết hợp, hiệu quả các nguồn vốn như Dự án Năng lượng nông thôn II, vốn vay WB; Dự án Phát triển Năng lượng tái tạo và mở rộng cải tạo lưới điện cho các xã vùng sâu, vùng xa thuộc nguồn vốn vay ADB để đầu tư hệ thống điện, cấp điện cho các xã, thôn, bản, hộ dân chưa có điện. Hỗ trợ bình quân 3 triệu đồng/hộ dân để đấu nối sau công tơ điện và cấp cho mỗi hộ 1 ổ điện, 1 bóng đèn compact. Cải tạo cấp điện cho trên 32.900 hộ dân nông thôn ổn định hơn. Thường xuyên đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện tại 3 huyện, đảm bảo cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của các huyện. Đến hết năm 2021, Tập đoàn đã hoàn thành hệ thống lưới điện và cung cấp điện cho 100% xã và gần 98% tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trong đó tỷ lệ hộ dân của 3 huyện được Tập đoàn hỗ trợ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,8%, tổng kinh phí đầu tư cho lưới điện nông thôn tại địa bàn 3 huyện giai đoạn 2009 - 2021 đạt trên 848 tỷ đồng.

Về hỗ trợ xóa nhà tạm, theo kế hoạch và thỏa thuận với UBND tỉnh, Tập đoàn đã triển khai hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ cho 1.400 hộ dân xóa nhà tạm, theo tiêu chí 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng); đồng thời hỗ trợ 16  nhà ở cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, trị giá 40 triệu đồng/nhà. Tuy nhiên, trước nhu cầu xóa nhà tạm của 3 huyện rất lớn, theo đề nghị của UBND tỉnh Tập đoàn đã bổ sung hỗ trợ xóa nhà tạm tiếp cho 1.095 hộ dân. Đến năm 2010, tỉnh Lai châu đã hoàn thành việc xóa nhà tạm theo Chương trình 167 của Chính phủ, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hỗ trợ trên 13 tỷ đồng cho 2.511 hộ dân.

Cùng với đó, Tập đoàn tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, lớp học tại 3 huyện, như: Xây dựng nhà bán trú dân nuôi được 56 nhà, trị giá 28.6 tỷ đồng; xây mới 47 phòng học mầm non cho 24 điểm trường, tại 13 xã với tổng kinh phí lên đến trên 21 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng trung tâm đào tạo nghề, trường học nội trú, bán trú, được 4 trường học với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng, trong đó: Trường Dân tộc nội trú huyện Tân uyên trị giá 15 tỷ, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Nậm Sỏ (Tân Uyên) 3 tỷ đồng, Trường Dân tộc nội trú huyện Than Uyên trên 10 tỷ đồng và trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Mù Sang (huyện Phong Thổ) trên 12 tỷ đồng. Qua đó tạo điều kiện cho các địa phương huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục tại các địa phương.

Quan tâm hỗ trợ đào tạo và bố trí việc làm cho người lao động tại các huyện. Giai đoạn 2009 - 2021, Tập đoàn đã phối hợp mở 3 lớp đào tạo cao đẳng nghề điện cho 59 học sinh là con em các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách của 3 huyện. Sau khi tốt nghiệp, căn cứ nguyện vọng của các học viên đã có 21 người được tuyển vào làm việc tại các đơn vị của Tập đoàn đóng trên địa bàn (Công ty Điện lực Lai Châu; Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát; Công ty Thủy điện Sơn La....). Hiện tại các lao động này vẫn đang công tác, phát huy tốt năng lực trong chuyên môn, qua đó đã hỗ trợ và ổn định công việc, ổn định cuộc sống gia đình và tham gia xây dựng địa phương. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng quan tâm đào tạo khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, với 1 lớp 25 học viên và 19 mô hình sản xuất nông nghiệp về sản xuất rau an toàn, lúa chất lượng cao, trồng cây ôn đới và các mô hình phát triển chăn nuôi..., tổng kinh phí cho chương trình này lên đến 9,5 tỷ đồng.

Nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương phát triển, góp phần giảm nghèo bền vững, trên tinh thần Tập đoàn hỗ trợ xi măng, chính quyền địa phương bố trí thêm nguồn kinh phí, Nhân dân đóng góp vật liệu (cát, đá), hiến đất làm đường và ngày công lao động. Trong giai đoạn 2009 - 2021 thực hiện theo chương trình thỏa thuận, Tập đoàn đã hỗ trợ mua và cung cấp gần 6.800 tấn xi măng làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, với tổng kinh phí là 12,76 tỷ đồng, làm được gần 73 km đường giao thông nông thôn tại 8 xã.

Song song với các hỗ trợ chính theo chương trình, kế hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn triển khai các hoạt động hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội tại 3 huyện được phân công, trong đó đã mua bảo hiểm y tế cho 4.278 học sinh trong 3 năm học (2009 - 2011); Đoàn Thanh niên của Tập đoàn phối hợp cùng với Đoàn Thanh niên tỉnh Lai Châu và 3 huyện triển khai nhiều chương trình trao quà cho các hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách, học sinh các trường bán trú, tặng sách cho 21 trường bán trú... Trong năm 2015, khi hệ thống điện lưới quốc gia chưa kịp xây dựng tới các hộ dân, Tập đoàn đã cấp 51 thiết bị xe đạp phát điện cho 51 hộ dân chưa có điện thắp sáng, cùng 2 bóng đèn điện và 1 đài FM, phục vụ điện sinh hoạt và cập nhật tin tức, tiếp cận thông tin của các hộ dân, nhất là phục vụ các cháu học sinh có đủ ánh sáng để học tập tại nhà.

Điều đáng ghi nhận, bên cạnh việc sử dụng các nguồn vốn vay, nguồn phúc lợi và chi phí sản xuất kinh doanh của Tập đoàn để triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ 3 huyện nghèo của tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã triển khai cuộc vận động trong toàn thể cán bộ công nhân viên của Tập đoàn hằng năm đóng góp 1 ngày lương (ít nhất 100.000 đồng/người) đề thực hiện hỗ trợ giảm nghèo bền vững của 3 huyện nghèo được phân công với tổng số tiền trên 101 tỷ đồng; thể hiện tình cảm, sự tri ân và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, lao động Tập đoàn đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu nói chung và 3 huyện nghèo của tỉnh nói riêng, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của 3 huyện cao hơn so với trung bình của tỉnh: năm 2021 huyện Than Uyên đạt 41 triệu đồng/người/năm tăng 6,6 lần so với năm 2009; huyện Tân Uyên đạt 36,32 triệu đồng/người/năm, tăng 6,05 lần; huyện Phong Thổ đạt 34 triệu đồng/người/năm tăng 7,17 lần. Đồng thời góp phần giúp tỉnh Lai Châu thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh, từ 33,7% năm 2009, xuống còn trên 16% (theo chuẩn nghèo đa chiều) vào năm 2021; Giai đoạn 2018 - 2020 hai huyện Than Uyên và Tân Uyên đã ra khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Chương trình 30a Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ thuộc tỉnh Lai Châu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2021, đồng chí Giàng A Tính - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu nói chung và 3 huyện được Tập đoàn hỗ trợ nói riêng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đồng hành cùng tỉnh Lai Châu hỗ trợ triển khai thực hiện thành công Nghị quyết 30a của Chính Phủ; nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhất là 3 huyện được Tập đoàn hỗ trợ. Đồng thời, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của Tập đoàn, góp phần giúp Lai Châu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4971 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4627 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5612 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5565 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6794 | lượt tải:255
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay25,513
  • Tháng hiện tại470,482
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,862,568
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down