Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền các cấp

Thứ hai - 25/05/2020 22:49 2.634 0
Nhận thức được tầm quan trọng việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền các cấp đối với sự phát triển của tỉnh, trong những năm qua Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệt hống chính trị vững mạnh nói chung, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương nói riêng và đạt được những kết quả tích cực. Trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới đòi hỏi cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này.
Chất lượng các kỳ họp HĐND cấp xã từng bước được nâng lên
Chất lượng các kỳ họp HĐND cấp xã từng bước được nâng lên
Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương. Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân). Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật về hoạt động của chính quyền địa phương; nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp trong tỉnh, thời gian qua Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và chính quyền các cấp nói riêng. Ngay trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Tỉnh ủy đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về công tác này, như: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 30/9/2016 về "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020”; Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 30/9/2016 về "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở giai đoạn 2016-2020”...; đồng thời cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương về xây dựng hệ thống chính trị phù hợp với điều kiện của tỉnh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo bước chuyển tích cực về mọi mặt, nhất là hoạt động của chính quyền địa phương có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên rõ rệt.

HĐND các cấp có sự đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nhất là chất lượng các kỳ họp, hoạt động giám sát, tiếp xúc và giải quyết kiến nghị của cử tri. Các nghị quyết được ban hành đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác giám sát các lĩnh vực từng bước đổi mới về phương pháp, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng những lĩnh vực mà cử tri quan tâm. Quan tâm nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm đại biểu HĐND các cấp, tạo được sự gắn bó, tín nhiệm với Nhân dân.

UBND các cấp tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; tăng cường vai trò trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu, phân cấp quản lý mạnh hơn cho chính quyền cấp dưới, cơ bản đảm bảo sâu sát, toàn diện. Tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là đơn vị hành chính cấp xã theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Qua tổng hợp đánh giá giai đoạn 2015 - 2020 xếp loại chính quyền cơ sở khá, tốt đạt 70,37%. Đặc biệt, quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế và sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sắp xếp giảm đầu mối trực thuộc các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ cấu bên trong các tổ chức trực thuộc; sắp xếp, sáp nhập các tổ chức hoạt động không hiệu quả, các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Tính đến tháng 6/2019, toàn tỉnh đã sắp xếp giảm 139 tổ chức; giảm 183 lãnh đạo quản lý (110 cấp trưởng, 73 cấp phó); từ năm 2015 đến năm 2019 đã giảm 1.783 biên chế. Chỉ đạo rà soát thôn, bản, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, dự kiến đến hết năm 2020 toàn tỉnh tiến hành sáp nhập 435 thôn, bản, tổ dân phố thành 217 thôn, bản, tổ dân phố; giảm 218 thôn, bản, tổ dân phố. Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Song song việc sắp xếp tổ chức bộ máy,chính quyền các cấp cũng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ; thực hiện tốt quy chế dân chủ; chú trọng công tác dân vận chính quyền, tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân; nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện hệ thống quản lý điều hành văn bản liên thông 4 cấp. Chủ động cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong giai đoạn 2015 - 2020 trung bình đạt 41,35% so với quy định.

Cùng với đó chú trọng công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính quyền các cấp đảm bảo về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Thực hiện các nội dung về công tác cán bộ đảm bảo toàn diện, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, coi trọng chất lượng, cơ cấu và có tính kế thừa. Trong đó, coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, gắn với quy hoạch cán bộ, đảm bảo toàn diện, hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực; từng bước đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, nhất là về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức cấp xã. Trong 5 năm (2015 - 2020) toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 39.507 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học đạt 88%; viên chức có trình độ đại học và trên đại học đạt 51%. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trong thực hiện quy tắc ứng xử, trong thái độ phục vụ Nhân dân, trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công việc của tổ chức, cá nhân.

Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm, thanh tra đột xuất những nội dung được dư luận xã hội quan tâm, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều chuyển biến, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành được nâng lên. Tập trung chỉ đạo kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, nhiều vụ việc được giải quyết từ cơ sở.

Kết quả trên đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trong tỉnh, đặc biệt là hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Củng cố niềm tin của Nhân dân các dân tộc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển khá; văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc được cải thiện; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới Quốc gia được giữ vững, chính trị xã hội ổn định. Đến nay nhiều chỉ tiêu của Lai Châu phát triển đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc.

Tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu thực tiễn thì việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, tích cực và hiệu quả hơn nữa, nhất là trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, ổn định; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát những vấn đề quan trọng của địa phương; nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; xây dựng nền hành chính từng bước hiện đại. Quản lý, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong giải quyết thủ tục hành chính.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ trong bộ máy chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng, phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức, viên chức. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp; chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân. Tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với Nhân dân; củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, nhất là trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới. Và là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị; của toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo động lực để Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững./.

Tác giả: Đặng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4234 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3887 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4809 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6022 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay10,617
  • Tháng hiện tại536,887
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,260,713
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down