Nông nghiệp Lai Châu từng bước phát triển bền vững

Thứ ba - 17/09/2019 10:26 3.394 0
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nông - lâm nghiệp Lai Châu sau 15 năm chia tách thành lập có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng đưa Lai Châu từng bước phát triển toàn diện và bền vững.
Lai Châu đang hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả hàng hóa tập trung
Lai Châu đang hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả hàng hóa tập trung
Là tỉnh miền núi, biên giới có tổng diện tích trên 9 nghìn km2, diện tích đất nông - lâm nghiệp chiếm trên 52%; dân số gần 460.000 người (tính đến hết năm 2018), trong đó khu vực nông thôn chiếm trên 82%. Sau khi chia tách năm 2004 nền nông nghiệp của tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất còn lạc hậu; cơ cấu cây trồng còn đơn giản chủ yếu là lúa, ngô, chè và cây rau, hoa màu phục vụ tại chỗ; năng suất thấp, khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Diện tích cây lương thực có 43.634 ha, sản lượng lương thực có hạt mới đạt 109.323 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 294,3 kg/người/năm; diện tích cây chè có 3.887 ha; cây ăn quả 367 ha trồng chủ yếu phân tán tại các hộ dân. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế, tỷ lệ che phủ rừng đạt 35%... Bên cạnh đó, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, đặc biệt là rét đậm, rét hại, băng tuyết, sương muối, mưa lũ, nắng nóng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nhận thức rõ được vị trí, tầm quan trọng của lĩnh vực nông - lâm nghiêp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, anh ninh của tỉnh. Trong 15 năm (2004 - 2019), Đảng bộ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển nông - lâm nghiệp. Ngay sau khi chia tách, thành lập, Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, như Nghị quyết số 05-NQ/TU, dự án cánh đồng thâm canh lúa có giá trị trên 40 triệu đồng/ha... Trong từng giai đoạn, nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra các nghị quyết chuyên đề về xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bền vững. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từng địa phương tỉnh đã quy hoạch 3 vùng kinh tế, gồm: Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D; vùng kinh tế nông, lâm nghiệp sinh thái sông Đà; Vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ. Trên cơ sở đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp cụ thể hoá thành các nghị quyết, chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp và tập trung triển khai thực hiện; chỉ đạo đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất; phát huy tối đa lợi thế tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp có giá trị; tập trung và ưu tiên các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp vào phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ vùng nông thôn; chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý xây dựng sản phẩm hàng hóa có giá trị, có năng lực cạnh tranh cao, uy tín trên thị trường.

Sau 15 năm, nền nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng đạt 5-6%/năm; giá trị sản xuất tăng bình quân 7,2%/năm, năm 2018 đạt trên 2.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,64 lần so với năm 2004; an ninh lương thực được đảm bảo. Diện tích cây lương thực tăng mạnh, năng suất tăng cao, nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất, tiến bộ khoa học được ứng dụng rộng rãi. Đến năm 2018, diện tích cây lương thực có hạt đạt 54.475 ha tăng 10.841 ha so với năm 2004, sản lượng đạt 215.000 tấn, tăng 105.677 tấn so với năm 2004; đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung với diện tích 2.358 ha, sản lượng đạt 11.670 tấn; trong đó, có 04 nhãn hiệu gạo được cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận.

Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả được quan tâm phát triển với quy mô lớn. Đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, như: vùng trồng cây cao su với trên 13.000 ha; vùng chè trên 6000 ha. Đặc biệt với nhiều cây trồng mới có tiềm năng phát triển, đem lại giá trị kinh tế cao như cây quế đã có diện tích gần 6.000 ha; cây Sơn tra gần 2.000 ha; cây Mắc ca trên 1.800 ha. Cây ăn quả được quan tâm, chú trọng phát triển nhằm đa dạng hóa cây trồng tạo sản phẩm hàng hóa, chuyển đổi một số diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị. Đến năm 2018 diện tích cây ăn quả đạt 5.924 ha tăng 5.557 ha so với năm 2004. Nhiều loại cây ăn quả mới có giá trị được đưa vào sản xuất như: Cam, Đào, Lê, Bơ, Nhãn, Vải, Chuối...

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai tích cực, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm đều vượt kết hoạch đề ra, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao, ý thức của nhân dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên rõ rệt. Tình trạng cháy rừng, vi phạm quy định về bảo vệ rừng có xu hướng giảm. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,29%.

Lĩnh vực chăn nuôi được quan tâm, có bước tăng trưởng khá, tổng đàn tăng hàng năm, hình thức chăn nuôi dần thay đổi từ thả rông không kiểm soát sang làm chuồng, dự trữ thức ăn và phòng chống đói, rét, dịch bệnh. Đặc biệt, tiềm năng mặt nước và nguồn nước được khai thác và phát huy hiệu quả để phát triển thuỷ sản; thể tích cá lồng tăng mạnh, đạt trên 82.000m3. Các loại thủy sản có giá trị cao được đưa vào chăn nuôi và thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, như: Cá hồi, cá tầm, cá lăng, cá chiên...

Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn được nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng lên đáng kể từ 2,3 triệu đồng/người/năm năm 2004 lên 11,8 triệu đồng/người/năm năm 2017.

Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp sau 15 năm chia tách thành lập đã cho chúng ta  một số kinh nghiệm quý:
Một là, phải xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh và đồng bộ để phát huy, khai thác hiệu quả tiền năng, lợi thế phát triển nông nghiệp. Tập trung bố trí nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp. Khuyết khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nông nghiệp gắn với mục tiệu tăng cường liện kết, tạo chuối giá trị trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; chú trọng xây dựng thực hiện đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý.

Hai là, chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường công tác khuyến nông, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cho nông dân.

Ba là, tăng cường năng lực, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có trình độ, cơ cấu chuyên môn phù hợp gắn với vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Bồn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện tháo gỡ khó khăn của cơ sở; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình sản xuất, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả.

Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển của tỉnh trong tình hình mới, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong tuyên truyền, vận động nhân dân đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp.

Khai thác có hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; từng bước chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị nông sản; chuyển đổi hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang thâm canh, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, kiên cố; gắn xây dựng nông thôn mới với quy hoạch nông nghiệp, đô thị; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại; tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; hình thành, phát triển mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung; đẩy mạnh các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng từ cung cấp đầu vào - tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ giữa doanh nghiệp với nông dân và tổ chức đại diện của nông dân. Phát triển kinh tế lâm nghiệp, tập trung bảo vệ, phát triển rừng. 

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tập trung xây dựng thương hiệu đối với những sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh. Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp phù hợp thúc đẩy sản xuất các vùng khó khăn, vùng biên giới, đồng thời tạo động lực phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung có thế mạnh, đẩy mạnh các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình, dự án; huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và mở rộng quy mô phát triển sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm đã có thương hiệu. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh cơ giới hóa, nhằm thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh, hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao.

Từ những kết quả đạt được, kinh nghiệm rút ra và những giải pháp thiết thực thực trên chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, nhất định nông - lâm nghiệp tỉnh Lai Châu tiếp tục có sự bứt phá đi lên, phát triển bền vững trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo./.

 

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5163 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4824 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5809 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5755 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6985 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay22,004
  • Tháng hiện tại567,483
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,959,569
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down