Tích cực triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2019
Thứ năm - 18/04/2019 02:458730
Thực phẩm an toàn là nhu cầu thiết yếu và đòi hỏi chính đáng của mọi người dân. Vấn đề an toàn thực phẩm được cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc, toàn xã hội quan tâm hằng ngày, hằng giờ. Năm 2019, Ban Chỉ đạo liên ngành về VSAT thực phẩm tỉnh triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” từ ngày 15-4-2019 đến ngày 15-5-2019 với chủ đề: "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng".
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quyết liệt triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương. Công tác thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh góp phần củng cố niềm tin của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, tại một số địa phương tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm còn khá phổ biến; việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường, còn có thực phẩm nhập lậu; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, vấn đề trước hết cần phải làm của các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị là tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Tăng cường giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.Đẩy mạnh kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc hiệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng tăng cường giám sát đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định bảo đảm ATTP, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo đảm ATTP trên địa bàn toàn tỉnh.Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm ATTP, đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về ATTP.Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý ATTP, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tại các sự việc cụ thể.
Thẳng thắn chỉ rõ những vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý ATTP của các nhà lãnh đạo, quản lý, các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền.Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, các thông tư quy định bảo đảm an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật có liên quan.Đặc biệt tập trung tuyên truyền giáo dục đến các nhóm đối tượng ưu tiên như:
Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tuyên truyền, phố biến sâu các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật; sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm;các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biển, kinh doanh thực phẩm; các quy định về vệ sinh cá nhân trong chế biến, phục vụ thực khách, cách bảo quản và phục vụ thực khách an toàn. Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương.
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý ATTP tại địa phương, cơ sở. Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn cả nước. Hằng tuần công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật. Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phấm truyền thống, đặc sản của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn... Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới; các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý ATTP của các bộ.
Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong ATTP. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.Tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ tác hại của sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp, rượu có chứa hàm lượng Methanol cao.Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng, ATTP, “Tháng hành động” năm 2019 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phấm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.Gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sựphối hợp giữa chính quyền ở địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội trong đảm bảo ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế