Tổng kết Dự án biến đối khí hậu và đồng bào dân tộc ở miền Bắc Việt Nam
Thứ ba - 20/06/2017 23:203600
Sáng 20/6, tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lai Châu, Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, Sơn La và Điện Biên đã phối hợp tổ chức Tổng kết dự án biến đối khí hậu và đồng bào dân tộc ở miền Bắc Việt Nam.
Dự án biến đổi khí hậu và đồng bào các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam thực hiện từ ngày 01/07/2014 - 30/06/2017, mục tiêu nhằm phổ biến các kỹ thuật canh tác bền vững, giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu tại 3 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên). Trên cơ sở đó, dự án đã đào tạo được 25 tuyên truyền viên nguồn cho 3 tỉnh (Các kỹ thuật về canh tác lúa cải tiến SRI, Canh tác ngô bền vững trên đất dốc, Trồng nấm, ủ phân, Kỹ năng thuyết trình). Sau khi được tập huấn, các tuyên truyền viên về địa phương và lựa chọn thành lập được 50 nhóm nông dân (mỗi nhóm 10 người) của 50 thôn thuộc 25 xã để triển khai các lớp FFS (lớp đào đạo nông dân), tại đây họ sẽ truyền đạt lại các kiến thức, kỹ năng mà mình đã được đào tạo cho người nông dân tham gia mô hình.
Tỉnh Lai Châu đã thực hiện được 25 lớp FFS với 25 mô hình tương ứng, trong đó 07 lớp và mô hình về canh tác lúa cải tiến SRI; 06 lớp và mô hình về canh tác ngô bền vững trên đất dốc; 07 lớp và mô hình về ủ phân hữu cơ; 05 lớp và mô hình trồng nấm. Riêng trong năm 2017 đã thực hiện được 08 lớp FFS và mô hình, trong đó 01 lớp FFS và mô hình về canh tác lúa cải tiến SRI; 03 lớp FFS và mô hình về canh tác ngô bền vững trên đất dốc; 03 lớp FFS và mô hình về trồng nấm; 01 lớp FFS và mô hình về nuôi ngan dưới tán vườn hộ.
Đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình cho thấy, năng suất cao, chất lượng đảm bảo, ít hoặc không gây ảnh hưởng tới môi trường, được chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao. Tuy vậy, việc nhân rộng mô hình ở một số địa phương còn khó khăn do đặc điểm tập quán sinh hoạt của người dân, thói quen ngại thay đổi hoặc tìm đầu ra cho sản phẩm...
Tại các địa phương, hầu hết các mô hình sau khi kết thúc, các tuyên truyền viên và Ban quản lý Dự án tiến hành tổ chức hội thảo đầu bờ cấp huyện để tổng kết, đánh giá hiệu quả và tuyên truyền nhân rộng mô hình. Tới điểm này, Sơn La đã tổ chức được 6 hội nghị đầu bờ về mô hình lúa SRI và canh tác ngô bền vững trên đất dốc. Điện Biên tổ chức được 3 hội thảo. Lai Châu tổ chức được 3 hội thảo. Các hội thảo đã thu hút được sự tham gia của Cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, lãnh đạo các xã dự án và các xã lân cận tham gia. Qua hội thảo chính quyền các xã nhận thấy cần đưa các mô hình thành 1 chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm của địa phương mình.
Tại Hội nghị, các dự án viên đã phát biểu tham gia nhiều ý kiến trong đó đặc biệt xoay quanh những kiến thức, kỹ năng có được trong quá trình tham gia dự án. Đồng thời, mong muốn trong thời gian nếu dự án tiếp tục được triển khai thì khi thực hiện các mô hình cần mở rộng diện tích để người dân cũng như các chính quyền địa phương thấy rõ hơn nữa hiệu quả từ các mô hình. Từ đó thu hút được đông đảo bà con tham gia, góp phần giảm biến đổi khí hậu./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế