Tỉnh ủy Lai Châu

http://laichau.dcs.vn


Chính phủ họp trực tuyến toàn quốc các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 28/2, Chính phủ tổ chức họp trực tuyến toàn quốc về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương chủ trì buổi họp. Tại điểm cầu Lai Châu đồng chí Giàng A Tính - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại điện một số sở, ngành dự họp.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Lai Châu
Năm 2017, hệ thống khung pháp lý quản lý, điều hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cơ bản được hoàn thành la cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó, quy định quy hoạch về xây dựng kế hoạch va phân bổ nguồn lực thực hiện từng chương trình theo giai đoạn 5 năm đã tạo được sự chủ động căn bản cho địa phương trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các địa phương đã chú trọng dành nguồn lực cân đối từ ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng thực hiện các chương trình theo quy định.

 

Trong năm, nguồn ngân sách Nhà nước bố trí cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khoảng trên 51.775 tỷ đồng, trong đó, nguồn ngân sách trung ương dành 15.231 tỷ đồng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể: chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 8.000 tỷ đồng; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 7.231 tỷ đồng… Nguồn ngân sách địa phương cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 36.544 tỷ đồng…

 

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn lực hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thông qua hệ thống các tổ chức  tín dụng góp phần thực hiện mục giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Điển hình Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai 20 chương trình tín dụng với tổng doanh số cho vay đạt 55.114 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay hộ nghèo đạt 11.160 tỷ đồng, hộ cận nghèo đạt 9.266 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo đạt 10.405 tỷ đồng…

 

Huy động các doanh nghiệp, cá nhân được trên 64.233 tỷ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội; hỗ trợ nguồn vốn thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo.

 

Tính đến hết năm 2017, cả nước có 3.069 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 712 xã so với năm 2016; cả nước đã có 43 đơn vị cấp huyện thuộc 24 tình/thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 13 huyện so với cuối năm 2016.

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn 6,72% (năm 2017), trong đó bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40%, bình quân hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn vùng ngang bãi ven biển và miền núi giảm khoảng 3-4% so với cuối năm 2016, đạt mục tiêu theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

Tỷ lệ giải ngân vốn Trung ương tăng từ 13,2% (6 tháng năm 2017) lên 74,6% (ước cả năm 2017). Các bộ, ngành, địa phương xác định số nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình, xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước nă 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản còn 5.142 tỷ đồng, giảm 10.076 tỷ đồng, tương đương 66% so với tháng 1 năm 2016.

 

Năm 2018, phấn đấu cả nước có ít nhất 39-40% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm…để thực hiện mục tiêu trên Ban Chỉ đạo Trung ương và các địa phương tiếp tục đề ra 9 giải pháp thực hiện trong năm 2018, trong đó tập trung vào các giải pháp như tiếp tục xây dựng và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, đề án; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững…

 

Tại Hội nghị trực tuyến các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận một số nội dung: xây dựng huyện, xã nông thôn kiểu mẫu; sản xuất nông nghiệp thông minh hướng tới các sản phẩm mũi nhọn dành cho xuất khẩu; gắn các chương trình mục tiêu quốc gia với phát triển tiềm năng thế mạnh của địa phương như: phát triển du lịch cộng đồng, làng nghề… có đặc thù riêng cho các xã biên giới, phân bổ nguồn vốn hợp lý giữa các vùng miền; sáng kiến giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số…

 

Việc triển khai thực hiện công tác chỉ đạo điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong năm 2017 đạt được một số kết quả khả quan. UBND tỉnh đã ban hành quy định thực hiện nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương cho các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Trong năm 2017, tổng kế hoạch giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là 475.702 triệu đồng, trong đó giảm nghèo bền vững là 335.817 triệu đồng; xây dựng nông thôn mới là 139.590 triệu đồng. Trong năm có 4 xã đạt chuẩn về nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 24 xã. Tỷ lệ hộ nghèo la 29,83%, giảm 4,98% so với năm 2016; hộ cận nghèo chiếm 11,95%...

 

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương có những cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện các chương trình gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, chú trọng xây dựng huyện, xã nông thôn mới kiểu mẫu để nhân rộng; chương trình giảm nghèo tập trung vào các khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục huy động các nguồn lực cho thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia. Phương châm thực hiện trong năm 2018 chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Coi trọng chỉ tiêu chất lượng các chương trình mục tiêu quốc gia. Giải quyết khó khăn vướng mắc đầu tư công, cơ bản giải quyết nợ đọng, không để nợ đọng mới. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức hội nghị có tính chất chuyên đề như bài học kinh nghiệm định hướng giải pháp, giảm nghèo với hộ dân tộc miền núi, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Ban Chỉ đạo các cấp tiếp tục bám sát nhiệm vụ có đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện từng nội dung, từng chương trình góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn đảm bảo thực hiện hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia./.

Tác giả: Phạm Oanh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down