Tỉnh ủy Lai Châu

http://laichau.dcs.vn


Kinh nghiệm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở Lai Châu

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, nhận thức và trách nhiệm của về công tác dân vận được nâng lên. Công tác dân vận của Đảng được thực hiện có hiệu quả trong hệ thống chính trị, được cụ thể hoá sâu vào nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của địa phương, cơ quan, đơn vị; chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được triển khai kịp thời, hiệu quả; Nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền.
Công tác dân vận của Đảng được thực hiện có hiệu quả trong hệ thống chính trị, được cụ thể hoá sâu vào nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của địa phương, cơ quan, đơn vị
Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng quán triệt và thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, quan điểm của Nghị quyêt số 25-NQ/TW, trong đó chú trọng công tác lãnh đạo, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy cơ quan, đơn vị; tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân đối với Đảng; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. 

Công tác dân vận của hệ thống chính trị được chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên hơn gắn với các chương trình trọng điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII. Các cấp chính quyền đã tập trung sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng, an ninh; quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống Nhân dân. Việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện kịp thời, phát huy vai trò của người dân trong tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các cấp, các ngành tăng cường chỉ đạo, thực hiện đúng theo quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, phát huy tốt vai trò của Nhân dân, quan tâm lợi ích trực tiếp của người dân, lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận gắn với công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện công tác dân vận gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị theo hướng trọng dân, gần dân, vì dân, chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức được tăng cường. MTTQ, các đoàn thể đã chú trọng đổi mới nội dung hình thức công tác dân vận phù hợp với tình hình mới; hệ thông chính trị và đội ngũ cán bộ dân vận, MTTQ, đoàn thể các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở có hiệu quả, thiết thực; việc nắm và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc trong Nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Các phong trào thi đua yêu nước, thi đua “Dân vận khéo” chất lượng ngày càng được nâng lên.

94 12 18
Thường xuyên nắm và giải quyết những tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc trong Nhân dân
 
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực, nhất là phát huy dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương, cơ sở. Tình hình Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh ổn định, đoàn kết, đồng thuận, tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động, sản xuất, giúp nhau giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tham gia các phong trào thi đua yêu nước; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước xóa bỏ hủ tục lạc hậu; các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện kịp thời. 

Kinh tế của tỉnh phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2016, 2017 đạt 18,27%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 32 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, năm 2018 đạt trên 2.100 tỷ đồng; sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển khá. Xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, đạt kết quả tích cực, đến hết năm 2017 có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên, hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân được đảm bảo. Chương trình giảm nghèo được triển khai đông bộ, hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,4% năm 2015 xuống còn khoảng 26% năm 2018, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lệ rõ nét. An ninh chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cùng với những kết quả tích cực như trên, việc tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trên địa bàn tỉnh có mặt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chẳng hạn như xác định cụ thể nhiệm vụ công tác dân vận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng năm, hằng quý, tháng ở một số cơ quan, đơn vị, cơ sở còn thiếu cụ thể. Hiệu quả công tác dân vận chính quyền, dân vận của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở một số lĩnh vực còn hạn chế. Việc thực hiện cải cách hành chính, thủ tục hành chính ở một số cơ quan, đơn vị địa phương còn chậm. Công tác tiếp dân, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở chính quyền cơ sở có việc chưa kịp thời. Phối hợp của một số cơ quan nhà nước, chính quyền với MTTQ và các đoàn thể có mặt còn hạn chế, nhất là trong việc vận động Nhân dân thực hiện các chương trình, dự án của địa phương và giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh ở cơ sở. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể ở một số nơi còn hạn chế, chưa tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền, các cơ quan nhà nước.

Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của một số cán bộ đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác dân vận chưa thật sự sâu săc, toàn diện. Ban dân vận các cấp chưa thật sự chủ động tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiểm tra, giám sát về công tác dân vận. Việc thực hiện quy chế công tác dân vận ở một số nơi chưa thực sự nền nếp. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa thực hiện tốt quy định về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân theo định kỳ. Trách nhiệm công vụ và năng lực, kỹ năng vận động Nhân dân của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; việc bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác dân vận ở một số địa phương, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đời sống Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, an ninh trật tự ở một số địa bàn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, nhất là hoạt động lợi dụng tôn giáo, tuyên truyên đạo trái pháp luật; tội phạm về ma túy, hủ tục lạc hậu, di cư tự do, xuât nhập cảnh trái phép còn xảy ra.

95 12 18
Quan tâm đào tạo, bồi dường chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ dân vận,
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội

 
Từ những kết quả cũng như những vấn đề đặt ra, kinh nghiệp rút ra cho công tác dân vận trong thời gian tới là các cấp uỷ đảng, chính quyền phải quán triệt, nhận thức sâu sắc nội dung của Nghị quyết số 25-NQ/TW và cụ thể hoá vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; coi trọng công tác dân vận, xác định công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Qua thực tiễn chỉ đạo, nơi nào cấp uỷ quan tâm lãnh đạo, chính quyền thực hiện tốt công tác dân vận, nơi đó đảm bảo được sự đoàn kết nhất trí, phát huy được sức mạnh của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, củng cố niềm tin Nhân dân đối với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền.

Cấp ủy các cấp phải thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là tổ chức đối thoại với Nhân dân theo định kỳ, giải quyết kịp thời những bức xúc trong Nhân dân, qua đó phát huy dân chủ và sự tham gia của người dân vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.

Chú trọng việc thực hiện thường xuyên gắn với nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền, các cơ quan nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, chú trọng xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò già làng, trường dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong công tác dân vận.

MTTQ và các đoàn thể các cấp phải làm tốt công tác vận động, xây dựng, giữ gìn đoàn kết dân tộc; tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên bám sát cơ sở, nắm tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và những phát sinh ở cơ sở, phản ánh và tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo giải quyết kịp thời. Tập trung hoạt động hướng về cơ sở, vì quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên./.

Tác giả: Hà Châu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down