Tỉnh ủy Lai Châu

http://laichau.dcs.vn


Ứng dụng khoa học công nghệ: Tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ (KH&CN) vào sản xuất là yếu tố quyết định để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Xác định được tầm quan trọng đó, những năm qua các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai, xây dựng nhiều đề án, mô hình áp dụng kỹ thuật, giống mới vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Lãnh đạo Sở KH
Với trên 70% dân số của huyện Than Uyên là dựa vào sản xuất nông nghiệp, vì vậy muốn phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo ra được những mặt hàng nông sản có thể cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài tỉnh. Những năm qua huyện Than Uyên đã biết tận dụng, tiếp thu chọn lọc các tiến bộ KH&CN mới phù hợp với địa phương để ứng dụng, chuyển giao tới người nông dân nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, trước hết phải thay đổi được tư duy trong sản xuất nông nghiệp của bà con, phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, nâng cao gí trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Nói là làm, hàng năm Phòng Nông nghiệp phối hợp với các trưởng bản, khuyến nông viên cơ sở tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân ứng dựng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua các mô hình đã thu hút hàng nghìn lượt hộ nông dân tham gia như: mô hình đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao vào gieo trồng; triển khai khảo nghiệm 4 giống lúa mới nghi hương 305, lúa thuần Gia Lộc, Đắc ưu 136, lúa xuyên hương 506 năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha; mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản hướng nạc; chuyển giao các quy trình kỹ thuật mới như phương pháp gieo trồng thâm canh, điều chỉnh về thời vụ, điều tra, kỹ thuật che phủ nilon…


Nhờ vậy, đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô theo hướng tăng diện tích gieo trồng các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao. Năm 2009 diện tích gieo cấy giống lúa lai, lúa thuần của huyện chỉ đạt 40% thì nay tăng lên 90%, đưa năng suất lúa từ 39 tạ/ha lên 50 tạ/ha; diện tích cây ngô tăng từ 30% năm 2009 lên 90% năm 2014… Đặc biệt, huyện đã chỉ đạo bố trí cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất bằng việc gieo trồng vụ đông, tăng diện tích gieo trồng từ 1 vụ lên 2 vụ góp phần tăng diện tích có thu nhập từ 20-30 triệu đồng/ha/năm, nhiều cánh đồng cho thu nhập trên 60 - 70 triệu đồng/ha/năm như cánh đồng Mường Than.

Những năm gần đây, huyện Tam Đường được mọi người biết đến nơi có diện tích trồng cam lớn nhất tỉnh, nổi tiếng với thương hiệu chè Kim tuyên chất lượng cao ở xã Bản Bo. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hoàn - Bí thư xã Bản Bo chia sẻ với chúng tôi những khó khăn khi vận động bà con tham gia Dự án Đầu tư phát triển vùng chè chất lượng cao. Những năm trước diện tích chè xã Bản Hon chỉ có trên 176ha chủ yếu là giống chè tuyết san, bà con làm ra sản phẩm song không có cơ sở thu mua, giá bập bênh, sản lượng thu hoạch thấp nên bà con bỏ không đầu tư, chăm sóc. Đến năm 2008, xã tuyên truyền, vận động bà con trồng 15 ha chè với 3 loại giống: kim tuyên, thúc tuyến, bát tuyên. Thấy hiệu quả của chè Kim Tuyên mang lại giá trị kinh tế cao trên 5.500/kg chè búp tươi, trừ mọi chi phí còn thu lãi 2.800 đồng/1kg. Nhưng phải đến khi thực hiện Nghị quyết số 01 - NQ/HU ngày 20/7/2011 của huyện ủy Tam Đường về phát triển và thâm canh cây chè chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015 thì người dân đã biết dựa vào cây chè để tăng thu nhập xóa đói. Trong quá trình triển khai bước đầu xã gặp nhiều khó khăn, diện tích quy hoạch trồng chè chất lượng cao đa sô tập trung ở những bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất còn hạn chế. Do vậy, cấp ủy chính quyền đã quyết tâm tuyên truyền vận động bà con bằng cách phân công các cán bộ trực tiếp xuống hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, lấy ngày thứ bảy hàng tuần để xuống giúp bà con làm đất trồng chè, từ đó thay đổi nhận thức của bà con, dự án chè đã thành công. Đến nay xã đã có 281,67ha chè kim tuyên chất lượng cao. So sánh với chè Shan thì chè Kim Tuyên cho năng suất cao gấp đôi, 1ha chè Kim Tuyên cho thu từ 30 - 40 triệu đồng.
 
4 12 14
Cán bộ xã Bản Hon, huyện Tam Đường hướng dẫn bà con bản
kỹ thuật chăm soc vườn cam

Không chỉ chú trọng phát triển cây chè, trong năm nay trên địa bàn huyện Tam Đường đã triển khai thực hiện 10 mô hình, trong đó 6 mô hình sản xuất thực hiện trên 88,5ha: sản xuất ngô đông xuân, lúa gieo mạ khay, lúa hoa khôi, gieo mạ bằng phương pháp che phủ nilon, sản xuất ngô tím; 4 mô hình chăn nuôi với 650 con giống như nuôi chim bồ câu pháp, nuôi gà thương phẩm, nuôi ngan thịt. Qua những mô hình là cơ hội để bà con học hỏi, ứng dụng tiến bộ KHCN vào trồng trọt, chăn nuôi góp phần tăng thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Sau khi tham gia mô hình lúa gieo mạ khay, anh Giàng A Da ở bản Phìn Ngan Lao Chải chia sẻ: “Khác với phương pháp gieo cấy truyền thống, cấy mạ khay thì không tốn công sức gieo mạ, chăm sóc mạ, nhổ mạ mà năng suất lại cao. Nếu như trước kia, mỗi ha lúa chỉ đạt 30 tạ/ha thì nay đã tăng lên đáng kể trên 50 tạ/ha góp phần đảm bảo lương thực cho gia đình”.

Với thế mạnh về phát triển lâm nghiệp bên cạnh đó ít có tiềm năng phát triển sản xuất lượng thực, huyện Nậm Nhùn đã đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất bằng việc đưa các giống lúa mới bắc thơm, tẻ thơm, nghi hương vào gieo trồng. Năm 2013 lần đầu tiên huyện đẩy mạnh thâm canh diện tích lúa trên chân ruộng 1 vụ với diện tích 5ha ở hai bản Nậm Ló 2 (xã Chung Chải) và Pa Cheo (xã Hua Bum), sau khi kết thúc mô hình năng suất đạt 6,5 tấn/ha tăng thêm 3 tấn/ha. Thấy rõ được hiệu quả năm nay bà con tiếp tục nhân rộng 10ha. Phát huy lợi thế từ rừng gắn khoanh nuôi với bảo vệ rừng huyện đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện triển khai mô hình trồng cây sơn tra ở bản Ma Sang, xã Nậm Pì với diện tích 5ha.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Đình Đức - Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Trong thời gian tới, để người nông dân được tiếp cận KH&CN các huyện, thành phố cần tiếp tục đẩy mạng ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khuyến nông, khuyến kích tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phấm. Mặt khác các huyện nên có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ khuyến nông, nhất là mạng lưới cán bộ khuyến nông ở các xã nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình chuyển giao, ứng dụng KH &CN vào sản xuất nông nghiệp./.

Tác giả: Hà Tĩnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down