Tân Uyên tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân

Thứ năm - 30/06/2022 10:15 707 0
Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Uyên đã tập trung lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới” với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của huyện.
Bác sĩ tại Trạm Y tế thị trấn Tân Uyên khám bệnh cho người dân
Bác sĩ tại Trạm Y tế thị trấn Tân Uyên khám bệnh cho người dân
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền triển khai nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong huyện, theo đó toàn Đảng bộ huyện tổ chức 187 hội nghị, trong đó cấp huyện 2 hội nghị, cấp cơ sở 185 hội nghị với tổng số 16.211 lượt người tham gia học tập, trong đó: đảng viên 2.377/2.447 (đạt 97%); công chức, viên chức chưa là đảng viên 1.539/1.607 (đạt 96%); quần chúng Nhân dân, đoàn viên, hội viên được tuyên truyền 12.295 lượt người. Cụ thể hóa Nghị quyết 20-NQ/TW bằng kế hoạch của cấp mình phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Chỉ đạo HĐND huyện đưa các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo giai đoạn và hằng năm, chỉ đạo UBND huyện cụ thể hóa bằng giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể từng năm cho các đơn vị ngành y tế, các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.

Lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW gắn với thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở” của Tỉnh ủy và các nhiệm vụ của ngành y tế. Kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành Y tế theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối gắn với phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, Trung tâm Y tế đa chức năng. Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ y tế từ huyện đến xã được chú trọng. Đội ngũ nhân viên y tế được bổ sung, kiện toàn, từng bước cân đối về số lượng, nâng cao chất lượng; 6,5 bác sỹ/vạn dân; bình quân mỗi trạm y tế có 7 cán bộ; 6/10 xã, thị trấn có bác sỹ làm việc tại trạm; 4/10 xã, thị trấn có bác sỹ làm việc luân phiên tại trạm (2 buổi/tuần); 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền, 93/93 bản, tổ dân phố có nhân viên y tế.  

Chất lượng công tác y tế dự phòng, khám, chữa bệnh được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân. Công tác y tế dự phòng hằng năm được triển khai, giám sát chặt chẽ không có vụ dịch lớn xảy ra. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai trên toàn huyện đạt hiệu quả như chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS,....

Triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã gắn với xây dựng nông thôn mới, đến nay, 10/10 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo, gia đình chính sách, người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện tốt Đề án 1816, cử bác sỹ luân phiên từ tuyến huyện về hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các trạm y tế xã (2 ngày/tuần). Cử các bác sỹ, điều dưỡng về Bệnh viện Đại học y Hà Nội và các bệnh viện tuyến trên học tập nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn. Nhiều kỹ thuật tiên tiến hiện đại được ứng dụng có hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh, thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật vượt tuyến. Hằng năm kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh đạt ở mức “Hài lòng và rất hài lòng” đạt trên 80%.

Công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được triển khai thực hiện từ huyện đến xã. Tỷ lệ khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại tăng qua từng năm. Hội Đông y thành lập từng bước phát huy vai trò trong hệ thống y dược học cổ truyền. 10/10 xã, thị trấn triển khai khám chữa bệnh kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, ứng dụng có hiệu quả các phương pháp của y học cổ truyền, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe đã được triển khai trên địa bàn huyện gắn với các hoạt động truyền thông vào các đợt phát động “Tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường”, “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Ngày thế giới phòng chống Lao”, “Ngày Thế giới phòng chống AIDS”, “Ngày Dân số Việt Nam”,... nhằm mục đích giúp thay đổi nhận thức và hành vi của người dân đối với việc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, thực hiện tốt các chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thường xuyên chuyển tải các thông tin về chăm sóc sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp bản, tổ dân phố, hội nghị. Nhiều tài liệu truyền thông được cấp phát như: áp phích, tờ rơi, băng zôn,..

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm từ huyện đến cơ sở. Ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Hằng năm tổ chức 3 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm vào các đợt Tết Nguyên đán, Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân hằng năm được quan tâm đầu tư mới, sửa chữa nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân (đầu tư xây dựng mới Trạm y tế xã Nậm Sỏ, Trạm y tế xã Tà Mít, Trạm y tế xã Nậm Cần). Tranh thủ các nguồn đầu tư, bổ sung một số trang thiết bị y tế như: Máy nội soi tai mũi họng, máy thở CPAP trẻ em, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy nội soi tiêu hóa, siêu âm mầu 4D; hệ thống phẫu thuật nội soi; máy X-quang răng, máy thở sơ sinh tại Trung tâm Y tế huyện, các loại máy siêu âm, máy điện tim tại các Trạm Y tế khó khăn. Đầu tư lắp đặt mạng internet, hệ thống hạ tầng và phần mềm quản lý khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn, đảm bảo kết nối liên thông dữ liệu, thanh toán BHYT và Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Lắp đặt hệ thống hỗ trợ họp trực tuyến. Đầu tư hệ thống lấy số tự động, chờ khám tự động giúp cho quy trình khám chữa bệnh thuận tiện và nhanh chóng hơn, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, huyện Tân Uyên còn một số hạn chế, khó khăn: Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cơ sở ở một số địa phương chưa chủ động phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền đến người dân về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống văn minh, tham gia bảo hiểm y tế toàn dân và thực hiện các quy định về phòng dịch, phòng và chữa bệnh; hoạt động truyền thông tuyên truyền về công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nơi chưa thường xuyên, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa; diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến công tác khám, chữa bệnh cho Nhân nhân tại các cơ sở y tế từ huyện đến xã.
 
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, thời gian tới huyện Tân Uyên xác định tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW gắn với triển khai thực hiện Kết luận số 111-KL/TU, về tiếp tục thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở”, triển khai Chương trình hành động số 13-CTr/TU, ngày 04/10/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 06/7/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030; Chỉ thị 09-CT/TU, ngày 06/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Rà soát việc xây dựng kế hoạch thực hiện của cấp ủy cơ sở. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, các phong trào thi đua, các cuộc vận động có các nội dung, tiêu chí liên quan tới công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19./.

Tác giả: Hoàng Quế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5946 | lượt tải:117

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5590 | lượt tải:124

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6591 | lượt tải:171

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6540 | lượt tải:142

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7763 | lượt tải:281
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay12,880
  • Tháng hiện tại346,497
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,376,104
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down