Nghị quyết 04: Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục

Thứ hai - 05/05/2014 04:22 675 0
Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về: “Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới” đã triển khai được 3 năm. Bên cạnh những chỉ tiêu khó thực hiện đến năm 2015 như: 75% huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 và trên 95% xếp loại học lực trung bình; 100% trường, lớp xây dựng kiên cố, bán kiên cố... Nhiều chỉ tiêu đến nay đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiết tin học của cô và học sinh lớp 8, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên
Tiết tin học của cô và học sinh lớp 8, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên
Nếu như so sánh chất lượng giáo dục trong 5 năm đầu từ khi chia tách, thành lập tỉnh, lúc đó năm học 2004 - 2005 toàn tỉnh mới có 215 trường, với 4.086 lớp, 82.106 học sinh và có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu, phòng học nhờ, học tạm còn nhiều, chất lượng giáo dục không đồng đều, còn chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Từ khi Nghị quyết số 04/NQ-Tu ngày 20/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về: “Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới” ra đời đã từng bước nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương. Theo đó, hệ thống trường, lớp của tỉnh phát triển khá nhanh, các loại hình giáo dục và đào tạo được mở rộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học. Trong năm học 2013-2014, toàn tỉnh đã có 428 trường, 6.092 lớp, 123.641 học sinh. Công tác đổi mới quản lý giáo dục, năng lực cán bộ, giáo viên được nâng lên với 98,5% được đào tạo chuẩn; toàn tỉnh có 56 trường đạt chuẩn Quốc gia. Trên 98%, trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động đến trường, 96,5% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học, số học sinh THCS tốt nghiệp đạt 99,68%; 82 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi…

Trong Hội nghị Sơ kết thực hiện Nghị quyết 04/NQ/TU của Tỉnh ủy và Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011 - 2015. Đồng chí Lê Xuân Phùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị các cấp, ngành, địa phương cần tập trung nguồn lực triển khai thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết, coi giáo dục mũi nhọn là khâu đột phá găn với việc nâng cao chất lượng giáo viên đặc biệt giáo viên giỏi các bộ môn. Tranh thủ vốn xây dựng trường, lớp học xóa phòng học tạm đồng thời cùng chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong các nhà trường…

Để Nghị quyết đạt được kết quả như mong đợi là phấn đấu hết năm 2015, chất lượng giáo dục toàn tỉnh đạt mức trung bình trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Ngay từ khi bắt tay thực hiện, Ngành Giáo dục phối hợp các cấp, ngành, địa phương tuyên truyền cán bộ và nhân dân các dân tộc về tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với đó, Ngành đã xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp mang tính đột phá trong việc phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành tập trung bồi dưỡng người đứng đầu và giáo viên theo hướng thiếu gì, yếu gì, cần gì bồi dưỡng đó và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Đồng thời bố trí sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất từng người nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh trong giai đoạn mới.
 
1 5 14
Cán bộ Trường Tiểu học số 1 xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè vận động học sinh bản Thò Ma đến trường

Đặc biệt, các chế độ chính sách người học được chi trả kịp thời đúng đối tượng trong đó tập trung vào công tác bán trú dân nuôi, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường nội trú, bán trú. Tiếp tục thực hiện chủ trương đưa học sinh lớp 3,4,5 ở các điểm lẻ về Trung tâm học. Bên cạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách của Trung ương và xây dựng các chính sách của tỉnh về chế độ giáo viên, học sinh; xây dựng trường, lớp học; trang thiết bị dạy học. Tỉnh còn khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia đầu tư cho phát triển giáo dục. Trong đó, đưa ra cơ chế phân bổ nguồn vốn theo hướng tập trung có trọng điểm, ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh có 6.223 phòng học (3.370 phòng kiên cố, 1.683 bán kiên cố, 1.210 phòng tạm).

Những năm qua, ở Trường THPT Than Uyên luôn đưa ra giải pháp linh hoạt nhằm đổi mới công tác quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đạo tạo. Trong đó, việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên luôn được nhà trường coi là “mắt xích” quan trọng trong đổi mới phương pháp giáo dục cho học sinh. Đồng thời tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên chủ động tìm giải pháp về chuyên môn, xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển cho trường. Đối với học sinh khá giỏi, trường bố trí những giáo viên có năng lực, chuyên môn để đảm nhận. Riêng học sinh trung bình yếu, sắp xếp giáo viên có kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng làm bài, hướng các em vào các trường trung cấp và dạy nghề. Qua đó, trình độ giáo viên không ngừng được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá giỏi, thi đỗ các trường chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nói như chị Lý Mỹ Ly, Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Mường Tè: Mắc dù là huyện xa nhất, nhiều bản vùng sâu, xa còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chất lượng giáo dục chưa toàn diện. Song huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Cùng với sự vào cuộc các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, giáo viên tuyên truyền vận động đồng bào huy động học sinh ra lớp. Ngành Giáo dục huyện nhà luôn đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ở các cấp học. Đồng thời tổ chức cán bộ, giáo viên được giao lưu, học tập kinh nghiệm ở trong, ngoài tỉnh nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ vậy, số lượng cũng như chất lượng học sinh tăng qua từng năm; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được kiện toàn, nâng lên rõ nét.

Có thể thấy, Nghị quyết 04 đã phần nào mang lại tín hiệu khả quan cho việc đẩy mạnh phát triển chất lượng Giáo dục tỉnh nhà. Từ đó, góp phần không nhỏ nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng kém phát triển./.

Tác giả: Phương Ly

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1501 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2102 | lượt tải:685

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2166 | lượt tải:237

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2310 | lượt tải:265

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1593 | lượt tải:230
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay39,229
  • Tháng hiện tại723,702
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,617,958
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down