Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc - khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc

Thứ sáu - 11/11/2022 22:07 7.361 0
Vào tháng 11 hằng năm, Nhân dân Việt Nam nói chung, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu nói riêng từ thành thị đến các khu dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới vui mừng, phấn khởi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và gắn với kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11. Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam, kế thừa và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc và góp phần xây dựng quê hương, đất nước phát triển bền vững.
Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xã Sàn Thành, thành phố Lai Châu
Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xã Sàn Thành, thành phố Lai Châu
Lịch sử ra đời Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
 
Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc đã tạo thành một truyền thống bền vững thâm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa đã trở thành một tình cảm tự nhiên:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”;
Và: “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”...

Và đại đoàn kết toàn dân tộc cũng là nội dung tư tưởng chính của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết toàn dân tộc được lãnh tụ Hồ Chí Minh đúc kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” và được vận dụng một cách sáng tạo, phát huy tới đỉnh cao với nhiều hình thức phong phú, phù hợp trong từng giai đoạn cách mạng, góp phần đưa phong trào cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc tạo nên lực lượng vô cùng to lớn để thực hiện các phong trào cách mạng.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã đặt ra yêu cầu mới cho MTTQ Việt Nam cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Và để phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Năm 1986, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 - ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam. Từ đó đến nay, hằng năm đến ngày 18/11, MTTQ các cấp đã đề ra chương trình, nội dung mới và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đồng thời tổng kết một năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư diễn ra với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Ngay cả những vùng nông thôn, vùng miền núi, ngày hội càng mang nhiều bản sắc văn hóa và tập trung đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và thực sự trở thành ngày hội của toàn dân tộc. Thông qua ngày hội, các nét văn hóa đặc sắc của các tầng lớp dân cư, các dân tộc trên địa bàn sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Thêm vào đó là tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư, đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu... Đồng thời, những hoạt động cụ thể của Ngày hội là những yếu tố quan trọng, thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Ngày hội cũng là dịp tạo điều kiện cho việc phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân, tạo ra được một môi trường gắn bó, thân thiết, gần gũi giữa Đảng với Nhân dân. Giúp Đảng lắng nghe được những nguyện vọng, những phản ánh của Nhân dân trong cuộc sống. Qua đó, góp phần tích cực xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể Nhân dân ngày càng vững mạnh.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng xây dựng Lai Châu phát triển bền vững

Hòa chung với không khí sôi nổi của Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11 trong cả nước, hằng năm thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu xây dựng kế hoạch, hoặc hướng dẫn việc tổ chức Ngày hội trong toàn tỉnh đảm bảo Ngày hội được tổ chức thống nhất, trang trọng, thiết thực và hiệu quả. Trong đó các xã chọn từ một đến hai bản (khu dân cư) làm điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo triển khai thực hiện tại tất cả các khu dân cư trên địa bàn. Trước Ngày hội, các khu dân cư, tổ chức tọa đàm, đối thoại giữa Nhân dân với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền để trao đổi và giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm, nhất là những bức xúc ở cộng đồng dân cư, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Do có sự định hướng, chỉ đạo chặt chẽ, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu hằng năm đều được tổ chức trang trọng với hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ, các đại biểu tham dự và nhân dân các khu dân cư cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang qua từng chặng đường kể từ ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và cùng khẳng định vai trò quan trọng của công tác Mặt trận trong tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam; đánh giá kết quả việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong năm; triển khai phương hướng nhiệm vụ, nâng cao chất lượng thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của năm tiếp theo. Đồng thời, có địa phương lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình đạt các tiêu chí về văn hóa; đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...

Phần hội được tổ chức với nhiều nội dung phong phú. Đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc các dân tộc của địa phương. Các hoạt động văn hóa văn nghệ không chỉ đem đến không khí đầm ấm, hòa thuận của tình làng, nghĩa xóm mà còn là nơi để Nhân dân phát huy dân chủ, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ cơ sở, cộng đồng dân cư, tạo không khí vui tươi phấn khởi, được đông đảo Nhân dân hưởng ứng.

Có thể nói Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ đem đến niềm vui trong hoạt động văn hóa, văn nghệ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố khối đoàn kết các dân tộc, gắn kết tình làng nghĩa xóm, tối lửa, tắt đèn có nhau và động viên, khuyến khích mọi người dân phát huy ý chí tự lực tự cường, khơi dậy ý chí khát vọng vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng quê hương không ngừng phát triển, góp phần từng bước đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, tình trạng kém phát triển, đến nay cơ bản nhiều chỉ tiêu phát triển đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc.

Kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022) và tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân năm 2022, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu   Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV “xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước”./.

Tác giả: Đặng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5946 | lượt tải:115

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5590 | lượt tải:123

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6589 | lượt tải:170

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6539 | lượt tải:141

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7763 | lượt tải:278
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay19,073
  • Tháng hiện tại344,067
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,373,674
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down