Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trong 3 năm qua - Văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực

Thứ sáu - 28/09/2018 22:04 1.113 0
Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên. An sinh xã hội được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống của người dân được cải thiện; chương trình giảm nghèo được triển khai quyết liệt và đạt kết quả tích cực. Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện.
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực
Giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm đổi mới căn bản, toàn diện, cụ thể hóa bằng Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020”. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, học sinh đi học đúng độ tuổi các cấp, thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông và trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học đạt khá và tăng so với các năm học trước. Năm học 2017-2018, tỷ lệ huy động trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 98,6%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,7%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%,... Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tăng 2,1 điểm %, tỷ lệ học sinh khá giỏi cấp THCS tăng 4,6 điểm %, THPT tăng 0,7 điểm%, GDTX tăng 4,5 điểm% so với năm học 2016-2017; đạt 09 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12, 01 giải ba cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 99,4%. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, toàn tỉnh có 424 trường, 4.471 phòng học kiên cố (tăng 2,66%), 1.382 phòng học bán kiên cố (giảm 0,6%), 1.008 phòng học tạm ( giảm 2,1%).

Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập Mầm non vào năm 2016. Quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc qia, đến nay toàn tỉnh có 152 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 36,3%, trong đó: Cấp mầm non đạt 42,54% (NQ: 37%); cấp tiểu học đạt 43,94% (NQ: 44%); cấp trung học cơ sở đạt 27,35% (NQ: 33%); cấp THPT đạt 16% (NQ: 39%). Các trường dân tộc nội trú, bán trú tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào dân tộc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được triển khai thực hiện tích cực.

Tích cực tổ chức nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống của nhân dân. Đã và đang triển khai 36 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nhiều tiến bộ về giống mới, kỹ thuật, mô hình sản xuất được thử nghiệm và áp dụng trên diện rộng. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý,... góp phần nâng cao hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. 

Triển khai tích cực các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở y tế, bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, ước năm 2018, toàn tỉnh hiện có 419 bác sỹ, đạt 9,2 bác sỹ/vạn dân (NQ: 9,2 bác sỹ/1 vạn dân); 71,3% trạm y tế có bác sỹ làm việc, tăng 22,23 điểm %, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia 71,3% (NQ: >70%), tăng 22,2% so với năm 2015. Một số kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị được đưa vào sử dụng, đã từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, giám sát dịch tễ; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng, chống, ứng phó dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Công tác tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi thực hiện các chính sách dân số được chú trọng, đặc biệt ở các địa bàn khó khăn, có mức sinh cao; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng 16,82‰ (NQ: 17,43‰). Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Tổ chức tốt các hoạt động thông tin, truyền thông, chú trọng đưa thông tin về vùng sâu, vùng xa, biên giới; tục được đổi mới nội dung và hình thức, tăng thời lượng phát sóng; đảm bảo thông tin kịp thời, bám sát định hướng tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Trung ương và của tỉnh. Chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đòng bào các dân tộc, toàn tỉnh có 25 di tích được xếp hạng, trong đó có 5 di tích cấp Quốc gia; bảo tồn và duy trì 20 lễ hội truyền thống của các dân tộc. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống diễn ra sôi nổi, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách tham gia.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu rộng, tác động tích cực đến đời sống nhân dân. Ước năm 2018, có 82% hộ gia đình, (đạt 96,47% NQ), 63% thôn, bản, khu phố (đạt 96,92% NQ), 93% cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa (đạt 97,89% NQ). Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tiếp tục được đầu tư. Hoạt động thể dục, thể thao từng bước được xã hội hóa, thể thao thành tích cao được quan tâm.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; chăm lo các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo; ưu tiên, lồng ghép các nguồn lực thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,95%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (NQ: 3-4%/năm); đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 25,55%. Có 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên được Chính phủ công nhận ra khỏi Chương trình 30a. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; hằng năm thực hiện đào tạo, tập huấn cho gần 6 nghìn lượt người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn từ 40,5% năm 2015 lên 46,33% năm 2018; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 6,9 nghìn người, đạt 98,91% Nghị quyết Đại hội (NQ: >7.000 người/năm).

Giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ cho các đối tượng chính sách, tăng cường các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ các hộ đói thời điểm giáp hạt và nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ; trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng cho các đối tượng yếu thế góp phần ổn định cuộc sống. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thực hiện; ước đến hết 2018, có 75% xã phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt 67%.

50 9 18
Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào khó khăn, thiệt hai do thiên tai được triển khai tích cực, hiệu quả
 
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án phát triển đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như, Chương trình 135, xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển KT - XH các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025; Đề án Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020. Lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình, chính sách dân tộc, tạo sự chuyển biến rõ nét về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, đảm bảo vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 3,8%/năm, ước đến hết năm 2018 còn 26%. Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát triển. Quản lý Nhà nước về tôn giáo được tăng cường; tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định và tuân thủ theo pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cùng với những kết quả tích cực, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh trên lĩnh vực văn hóa - xã hội trong 3 năm qua vẫn còn những mặt hạn chế như: Chất lượng giáo dục có mặt còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng yêu cầu, Hiện tại toàn tỉnh còn 1.011 phòng học tạm, 167 phòng học nhờ. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng chậm; tỷ lệ học sinh tham gia thi và đạt giải quốc gia còn ít. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, một số mô hình, dự án nghiên cứu sau thử nghiệm chưa được nhân rộng; một số công trình nghiên cứu song ứng dụng thực tiễn thấp. Đội ngũ trí thức khoa học công nghệ thiếu, nhất là trí thức giỏi, trình độ cao.

Chất lượng khám, chữa bệnh ở một số cơ sở y tế chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều trị chất lượng cao còn hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là tuyến cơ sở; thiếu bác sỹ có trình độ chuyên môn cao; số bác sỹ chuyển công tác, bỏ việc có chiều hướng gia tăng. Toàn tỉnh có 95 bác sỹ chuyên khoa II, chuyên khoa I, thạc sỹ; từ năm 2016 đến nay có 28 bác sỹ luân chuyển và bỏ việc (trong đó: luân chuyển: 10 bác sỹ, bỏ việc: 18 bác sỹ); nguyên nhân chính dẫn đến việc đội ngũ bác sỹ có trình độ chuyên môn cao chuyển đến các thành phố lớn do điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh khó khăn, chế độ tiền lương. Tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ ba trở lên và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao. 

Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông chưa có nhiều đổi mới. Hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cấp xã, thôn bản chưa cao. Phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao vùng nông thôn phát triển chậm; một số loại hình văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị mai một. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, song chưa bền vững; nguy cơ tái nghèo còn cao; một bộ phận hộ nghèo chưa tích cực vươn lên thoát nghèo. Công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo có mặt còn hạn chế.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của Nghị quyết, trong 02 năm cuối nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa. Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trường học các cấp học trên địa bàn từng xã, từng huyện; nhanh chóng ổn định hoạt động và  nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng liên kết đào tạo, trọng tâm đào tạo theo kế hoạch và ngành nghề phù hợp với nhu cầu nhân lực các lĩnh vực của tỉnh và thị trường lao động.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững. Chú trọng nhân rộng kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với thương hiệu sản phẩm, phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất, chế biến nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

Tập trung sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác y tế và dân số trong tình hình mới. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đội ngũ bác sỹ là người địa phương đáp ứng yêu cầu công tác lâu dài trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế và các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách về dân số, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm tỷ lệ tăng dân số, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào toàn dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao, nhất là vùng nông thôn. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt chương trình giảm nghèo bền vững, nhất là những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 641 | lượt tải:28

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 776 | lượt tải:327

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 725 | lượt tải:10

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 1057 | lượt tải:14

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 471 | lượt tải:7
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay23,460
  • Tháng hiện tại596,172
  • Tháng trước827,554
  • Tổng lượt truy cập26,455,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down