Phiên họp UBND tháng 8

Thứ sáu - 21/08/2020 03:21 888 0
Trong 2 ngày (20-21/8), UBND tỉnh tổ chức Phiên họp tháng 8 các đồng chí: Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
Quang cảnh phiên họp.
Phiên họp tập trung bàn thảo về các nội dung: Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2020; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đảm bảo quốc phòng - an ninh tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2020; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách địa phương tháng 8, nhiệm vụ trọng tâm tháng 9; đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; dự thảo Nghị quyết Quy định cụ thể mức hỗ trợ, phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh; đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

8 tháng đầu năm và tháng 8 tình hình KT-XH trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển trên các lĩnh vực. Ngành nông nghiệp cơ bản đảm bảo tiến độ mùa vụ, diện tích trồng mới cây chè và cây ăn quả vượt kế hoạch giao; giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, giá trị xuất nhập khẩu và dịch vụ du lịch đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Dịch tả lợn Châu Phi tái phát và được khống chế. Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo an toàn, đúng quy chế; công tác phòng chống dịch Covid-19 được tăng cường đáp ứng diễn biến mới của dịch bệnh. An sinh xã hội được quan tâm, các hoạt động, thăm hỏi đối tượng chính sách, gia đình có công nhân ngày thương binh liệt sỹ được tổ chức. Hoàn thành công tác hỗ trợ cho 156.563 đối tượng, tổng kinh phí là 125,024 tỷ đồng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-TTg của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Công tác cải cách hành chính và giải quyết thủ tục hành chính được quan tâm chỉ đạo thực hiện; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Đề án Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng nông thôn mới và phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, phù hợp điều kiện sinh thái của tỉnh trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP của tỉnh và kế thừa, lồng ghép các nội dung, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, các đề án đã được ban hành. Định hướng đến năm 2030, xây dựng các sản phẩm chủ lực gồm: mắc ca, chè, chanh leo, cá nước lạnh trên lòng hồ... Toàn tỉnh có khoảng 15.000 ha cây mắc ca; giữ ổn định 10.000 ha chè, diện tích chè áp dụng quy trình sản xuất Việt GAP, Global GAP... lên trên 5.000 ha, trong đó có khoảng 500 ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Giữ ổn định 3.500 ha lúa hàng hóa; có 1.300 ha chanh leo, 6.200 ha chuối, 1.600 ha xoài, nhãn; 120 ha hoa; 47 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung; 19 cơ sở nuôi ong tập trung; thể tích nuôi cá lòng hồ tập trung đạt 72.000m3; 27.000m3 nuôi cá nước lạnh tập trung...

Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53,5% vào năm 2025 và đạt 55% vào năm 2030. Thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển rừng gắn với chế biến và thương mại lâm sản, du lịch sinh thái và từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đối với Đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh ta tiếp tục xây dựng và phát triển 1 bản du lịch cộng đồng thành làng văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của quốc gia. Phát triển chợ phiên San Thàng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, trao đổi sản phẩm du lịch, sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc thu hút và đáp ứng nhu cầu mua sắm nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, quà tặng, đồ lưu niệm, sản vật địa phương của khách du lịch...

Trong tháng 9, tỉnh tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Thực hiện các hoạt động kích cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả chương trình kích cầu du lịch nội địa...

Tại Phiên họp các đại biểu tập trung thảo luận về: các biện pháp phòng chống Covid-19; tiến độ giải ngân vốn đầu tư; thực hiện đúng quy chế phát ngôn; chuẩn bị năm học mới; xuất khẩu lao động; công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ, định hướng và cần nhìn nhận, đánh giá thực trạng của từng vùng miền, từng huyện, thành phố để phân bổ lại diện tích quy hoạch, lựa chọn sản phẩm chủ lực để triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; cần gắn phát triển hàng hóa tập trung với phát triển du lịch...

Kết luận phiên họp, đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố không chủ quan, lơ là, triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; làm tốt công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020. Sở Lao động Thương binh và Xã hội sớm triển khai mã hộ nghèo, tham mưu về việc đưa người đi lao động tại các tỉnh và nước ngoài. Cần nghiên cứu, lựa chọn để xây dựng, phát triển, mở rộng những sản phẩm chủ lực nhưng phải gắn với bao tiêu sản phẩm và phát triển du lịch. Tập trung vào xây dựng các nhiệm vu, giải pháp cụ thể để phát triển rừng. Có những chính sách thu hút doanh nghiệp, thành lập Hợp tác xã và liên kết với doanh nghiệp để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp. Xem xét, nghiên cứu lại những phần còn thiếu sót trong Đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc gắn với phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để có những giải pháp thực hiện sao cho sát với thực tế và đạt hiệu quả.../.

Tác giả: Vương Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4234 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3887 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4810 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6023 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay12,034
  • Tháng hiện tại538,304
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,262,130
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down