Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”

Thứ sáu - 29/07/2022 03:52 785 0
Sáng 29/7, tại tỉnh Lai Châu, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây gọi là Đề án).
Đồng chí Triệu Văn Lực - Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu kết luận Hội nghị
Đồng chí Triệu Văn Lực - Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu kết luận Hội nghị
Dự Hội nghị có đồng chí Triệu Văn Lực - Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam; Giáo sư Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội mắc ca Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hiệp hội mắc ca Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ; một số doanh nghiệp, hộ dân sản xuất, kinh doanh mắc ca điển hình dự.

Ngày 15/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mục tiêu xác định phát triển mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Sản lượng mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130 nghìn tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500 nghìn tấn hạt vào năm 2050. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%.

Phấn đấu tổng diện tích mắc ca cả nước đạt từ 130-150 nghìn héc ta vào năm 2030 tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên) và Tây Nguyên. Đến năm 2050 đạt khoảng 250 nghìn héc ta. Đối với cơ sở chế biến đến năm 2030 nâng cấp 65 cơ sở sơ chế, chế biến hiện có, xây mới khoảng 300-400 cơ sở sơ chế, chế biến; tạo điều kiện doanh nghiệp xây dựng khoảng 8 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm mắc ca.

Về nguồn vốn đầu tư theo hướng xã hội hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp, người dân và vốn hợp pháp khác. Về thị trường tiêu thụ, các địa phương phối hợp với các Bộ, Hiệp hội mắc ca Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Đề án, phối hợp, hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án. Bộ Công thương chủ trì nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường mắc ca trong nước và trên thế giới để định hướng sản xuất, phát triển sản phẩm mắc ca phù hợp. UBND tỉnh, thành phố triển khai nội dung Đề án tại địa phương, đẩy mạnh thực hiện đảm bảo Đề án hiệu quả…

Đề án được thực hiện sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp trồng mắc ca, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhất là đồng bào dân tộc miền núi, vùng biên giới. Góp phần phát huy khả năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiệt hại do bão lũ và thiên tai gây ra, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Các tham luận tại Hội nghị tập trung vào nội dung: Giải pháp của Hiệp hội mắc ca Việt Nam trong triển khai Đề án; tiềm năng, lợi thế, tình hình phát triển mắc ca của tỉnh Lai Châu và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Triệu Văn Lực - Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đề nghị sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh dự kiến trồng mắc ca cần rà soát quỹ đất, xây dựng đề án, phương án, xây dựng mô hình trồng thí điểm mắc ca. Đối với tỉnh đã trồng mắc ca hằng năm cần sơ kết đánh giá khi kết thúc giai đoạn 2021-2025 và định hướng trong giai đoạn 2025-2030. Đối với Hiệp hội mắc ca Việt Nam tiếp tục là cầu nối tuyên truyền phát triển mắc ca đúng vùng trồng; sớm xây dựng thương hiệu mắc ca Việt Nam; làm tốt công tác dự báo, nhu cầu thị trường để định hướng cho các địa phương…

Tác giả: Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5744 | lượt tải:112

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5387 | lượt tải:118

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6380 | lượt tải:168

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6328 | lượt tải:134

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7553 | lượt tải:271
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập413
  • Hôm nay22,918
  • Tháng hiện tại232,235
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,261,842
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down