Bản Tuyên ngôn Độc lập của lịch sử và thời đại

Thứ tư - 02/09/2015 03:21 836 0
Cách đây 70 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
..."Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập"...                  Hồ Chí Minh
..."Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập"... Hồ Chí Minh
Bằng việc luận dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định tại bản Tuyên ngôn ngày 02/9 một chân lý lịch sử: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do,” “đó là lẽ phải không ai chối cãi được”.

Bằng trí tuệ, sự trải nghiệm và thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người đã phát triển sáng tạo, đưa ra một mệnh đề không thể phủ nhận về quyền độc lập của mọi dân tộc - quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau; dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại quyền của con người, của mỗi cá nhân không thể tách rời quyền của dân tộc. Như thế, nếu quyền con người là lẽ tự nhiên thì quyền của mỗi dân tộc cũng là lẽ tự nhiên; Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích, nhấn mạnh điều này để phản bác, tố cáo và vạch trần sự xâm lược, thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đối với dân tộc, chà đạp lên các quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc trên thế giới. Tuyên ngôn Độc lập khẳng định ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi và đồng thời là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Tuyên ngôn Độc lập là bản “Thiên cổ hùng văn”, kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới - quyền độc lập tự do. Người khẳng định “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập”. Tuyên ngôn Ðộc lập đã kết thúc với một quyết tâm sắt đá: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Thực tế lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, của các cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới, hải đảo những năm qua đã chứng minh sự đồng lòng, quyết tâm và sức mạnh của toàn thể Nhân dân Việt Nam trong chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
 
17 8 15
Chào mừng 70 năm Quốc khánh 02/9 (ảnh: Zing.vn)

Bản Tuyên ngôn Độc lập là thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới. Tuyên ngôn Độc lập cũng là áng văn chính luận giàu chất trí tuệ, chứa đựng những tư tưởng cao đẹp, giàu giá trị nhân bản. Không khô khan, lý trí mà giàu cảm hứng, không bi lụy, cảm thương, mà có giọng điệu hùng tráng quyết đoán, uyển chuyển, thuyết phục. Đó là áng văn bất hủ góp phần làm nên cốt cách và tâm hồn của dân tộc ta.

70 năm đã trôi qua nhưng những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bản Tuyên ngôn Độc lập về sự thống nhất biện chứng giữa quyền dân tộc và quyền con người, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên quyết để giữ vững nền độc lập tự do vẫn có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Kế thừa tư tưởng, quan điểm sâu sắc của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển...”; “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Hiến pháp năm 2013). Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của Nhân dân không ngừng được nâng lên; tuy nhiên, đất nước cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trước những diễn biến phức tạp, mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là tình hình xâm phạm và tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Đảng ta xác định bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó. Tinh thần yêu nước của người Việt Nam chính là truyền thống, là vốn quý báu nhất để bảo vệ, xây dựng đất nước phát triển vững mạnh trong bối cảnh hiện nay.
 
18 8 15
Tự hào 70 năm quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng quê hương Lai Châu ngày càng giàu đẹp

Năm tháng sẽ trôi qua nhưng Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vẫn sống mãi trong lòng bao thế hệ người Việt không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lý mà còn có ý nghĩa thời đại với giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc. Đây chính là văn kiện chính trị quan trọng nhất của cả dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh rõ ràng và mạnh mẽ nhất ý chí, quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng sẽ kiên quyết đánh bại mọi kẻ thù xâm lược cho dù chúng lớn mạnh và hung bạo đến đâu. 70 năm đã qua, bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào lòng người như sự thức tỉnh, khẳng định niềm tin và sức mạnh của dân tộc Việt Nam vào tương lai tươi đẹp./. 

Tác giả: Lê Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4234 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3888 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4810 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6023 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay16,919
  • Tháng hiện tại543,189
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,267,015
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down