Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh - 70 năm thành tựu và bài học kinh nghiệm

Thứ năm - 03/10/2019 23:39 3.636 0
Trải qua 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận của Đảng bộ đã có những đóng góp quan trọng vào tuyên truyền, vận động, giáo dục, tập hợp Nhân dân các dân tộc đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách vươn lên xây dựng Lai Châu ổn định và ngày càng phát triển.
Lãnh đạo Ban dân vận Tỉnh ủy trao thưởng cho các đơn vị đạt giải tại hội thi
Lãnh đạo Ban dân vận Tỉnh ủy trao thưởng cho các đơn vị đạt giải tại hội thi
Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng của địa phương. Vì vậy, ngay sau khi được thành lập ngày 10/10/1949, Ban cán sự Đảng Lai Châu được đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác dân vận củng cố và phát triển phong trào cách mạng trong toàn tỉnh, đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh của Đảng, đoàn kết một lòng theo Đảng, theo cách mạng, đóng góp sức người, sức của, nuôi giấu che trở cho cán bộ, bộ đội, đón bộ đội chủ lực vào giải phóng quê hương trong chiến dịch Tây Bắc 1952. Tích cực giúp đỡ lẫn nhau, đẩy mạnh tăng gia sản xuất giúp bộ đội tiễu phỉ trừ gian, tham gia phục vụ sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tiễu phỉ trừ gian, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống... Giai đoạn này vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các hội quần chúng được phát huy, công tác dân vận được đẩy mạnh đã tuyên truyền, vận động giáo dục các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng tiến công vượt qua khó khăn vươn lên giành được những thắng lợi quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, tiến hành tiễu phỉ, đánh tan âm mưu thổ phỉ hóa toàn dân của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đồng thời, tích cực tham gia cuộc vận động thành lập khu tự trị Thái - Mèo, cuộc cải cách dân chủ, kết hợp với phong trào xây dựng hợp tác xã, cải tạo công thương nghiệp, thiết lập quan hệ sản xuất mới; thực hiện tốt các phong trào cách mạng, thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho cách mạng miền Nam với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tay cày tay súng”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”...

Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc, non sông thu về một mối, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bước sang giai đoạn cách mạng mới, bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Lai Châu cũng còn rất nhiều khó khăn, thách thức trên con đường đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận tập trung tuyên truyền vận động Nhân dân các dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục hậu quả chiến tranh, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới của Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngày 1-1-2004 tỉnh Lai Châu (mới) chính thức được thành lập, bộ mày hành chính đi vào hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Công tác dân vận giai đoạn này, vừa tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách làm công tác dân vận và các tổ chức đoàn thể quần chúng, vừa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ổn định tư tưởng, phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới của Tổ quốc. Với trọng tâm là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, triển khai thực hiện các chương trình, dự án lớn của đất nước, của tỉnh như: Di dân tái định cư các công trình thủy điện; trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo, đặc biệt là Công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác các luận điệu lợi dụng tôn giáo tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động di cư tự do, thành lập “Nhà nước Mông” được đẩy mạnh, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh giai đoạn này cũng có nhiều đổi mới, chất lượng hoạt động từng bước nâng lên. Tập trung quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác dân vận chính quyền được đẩy mạnh hướng vào cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, tinh thần thái độ phục vụ Nhân dân, thực hiện tốt phương châm “gần dân, sát dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”... Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện các nghị quyết Đảng về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ được đẩy mạnh. Vai trò của Mặt trận Tổ, các đoàn thể Nhân dân được phát huy, tiếp tục có sự đổi mới theo hướng sâu sát cơ sở, gắn với triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các chương trình dự án của các cấp hội có hiệu quả.

Những kết quả trên của công tác dân vận đã góp phần quan trọng  vào việc xác lập, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhân dân, giữa Nhân dân với Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu: cơ bản đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn năm 2010 và ra khỏi tình trạng kém phát triển năm 2015, tạo nền tảng vững chắc để Lai Châu tiếp tục phát triển toàn diện, nhanh và bền vững trong gai đoạn cách mạng tiếp theo.

Từ thực tiễn hoạt động qua các giai đoạn cách mạng của đất nước và của tỉnh có thể nói, những kết quả nổi bật của công tác dân vận đã góp phần vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng. Quá trình đó đã để lại những bài học quý báu:

Bài học thứ nhất: Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh phải luôn đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu. Thấm nhuần và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, việc  gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh. Tất cả vì ấm no, tự do, hạnh phúc của Nhân dân”.

Bài học thứ hai: Luôn quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt.

Bài học thứ ba: Công tác dân vận phải tập hợp được quần chúng Nhân dân, cán bộ, đảng viên trong tỉnh. Tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức và hướng dẫn Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải xây dựng, vun đắp, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Bài học thứ tư: Luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công tác dân vận sát với từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Dân vận khéo, việc gì cũng thành công”.

Bài học thứ năm: Thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận các cấp vừa hồng vừa chuyên, có phong cách “gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, thực sự là “công bộc của Nhân dân”.

Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển của tỉnh trong tình hình mới, nhất là xu hướng liên kết, toàn cầu hóa và Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư đã và đang đặt ra những cơ hội phát triển, song cũng đặt ra những khó khăn, thách thức mới. Đặc biệt là đối với Lai Châu, điều kiện phát triển còn không ít khó khăn; các thế lực phản động, thù địch, tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo tuyên truyền, kích động, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc. Bên cạnh đó, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là cơ sở có mặt còn hạn chế; chất lượng một số đảng viên, nhất là đảng viên khu vực vùng sâu, vùng cao biên giới còn hạn chế cả về trình độ và năng lực; một số đảng viên thiếu gương mẫu, chưa thực sự tạo được niềm tin của Nhân dân... Do đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới cần: Phát huy tốt vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác dân vận. Các cấp ủy đảng phải luôn quan tâm lãnh đạo công tác dân vận, phải xác định công tác vận động và chăm lo lợi ích của Nhân dân là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động của Đảng; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Luôn có sự đổi mới về nội dung, phương thức phù hợp với từng đối tượng và yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực. Công tác dân vận với trọng tâm là tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gai xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng sâu rộng trong công cuộc xây dựng, phát triển của tỉnh và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Các cấp, các ngành phải luôn quan tâm chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận cả về số lượng và chất lượng; nắm vững vai trò, chức năng, nhiệm vụ, chủ động tham mưu cấp ủy làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức, trách nhiệm vận động nhân dân; thực hiện phong cách: "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin".

Từ những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm rút ra trong 70 năm qua, nhất định công tác dân vận Đảng bộ tỉnh thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và thu được những thành công mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Lai Châu ngày càng phát triển toàn diện và bền vững, cùng cả nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội./.

Tác giả: Đặng Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5009 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4667 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5652 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5601 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6829 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay17,221
  • Tháng hiện tại485,045
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,877,131
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down