Kiểm tra, giám sát, xử lý các vụ án tham nhũng trên địa bàn tỉnh - kinh nghiệm và giải pháp

Chủ nhật - 30/12/2018 05:10 2.036 0
5 năm qua, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức 24 cuộc kiểm tra, giám sát đối với 84 tập thể và 08 cá nhân.
Đoàn Công tác số 01 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kiểm tra tại Lai Châu
Đoàn Công tác số 01 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kiểm tra tại Lai Châu
Tổ chức 22 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội; việc phát huy vai trò, trách nhiệm của báo chí; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tham nhũng. Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các quy định về quản lý kinh tế, xã hội; cơ chế, chính sách về công tác cán bộ để phòng, chống tham nhũng. Việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức; cải cách hành chính đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử và xã hội trong phòng, ngừa tham nhũng.

Tổ chức 02 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác phát hiện qua kiểm tra, thanh tra vụ việc, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung vào việc phát hiện xử lý tham nhũng và sai phạm về kinh tế qua kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng; qua hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan dân cử và xã hội; qua thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; qua hoạt động điều tra; hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố về tham nhũng, kinh tế; tình hình, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... Trong 5 năm, đã kiểm tra, giám sát 20 cấp ủy, tổ chức đảng của các cơ quan bảo vệ pháp luật; 64 cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khác. 

Mặc dù qua kiểm tra, giám sát không thấy có vụ án, vụ việc, số người có hành vi tham nhung được phát hiện, nhưng cũng đã giúp chỉ ra những hạn chế, sơ hở như việc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm tra, giám sát chuyên đề về công tác thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế còn hạn chế. Công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị còn ít; lãnh đạo, chỉ đạo xứ lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân ở một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm trong quản lý kinh tế được phát hiện qua thanh tra, nhất là kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu liên quan đến sai phạm qua thanh tra, kiểm tra có nơi chưa được chú trọng. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế phối hợp của các cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi, các vụ án tham nhũng, kinh tế hiệu quả chưa cao.

Việc cho ý kiến xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp xảy ra trên địa bàn, có một số vụ việc, vụ án chưa thể hiện bằng văn bản theo quy định; việc kiểm tra, giám sát chuyên đề về phòng, chống tham nhũng còn ít, chưa thường xuyên; công tác tự kiểm tra, giám sát để phát hiện tham nhũng còn hạn chế; trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chưa phát huy tốt vai trò người đứng đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi chưa thường xuyên; việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với một số tổ chức, cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu liên quan đến sai phạm qua kiểm toán, thanh tra chưa kịp thời, nghiêm minh; hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan dân cử và xã hội trong phát hiện, xử lý tham nhũng, sai phạm về kinh tế hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân của những hạn chế, sở hở xuất phát từ một số cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng còn thiếu quyết liệt; kiến nghị xử lý cán bộ có sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra có lúc còn nể nang. Năng lực, kinh nghiệm một số cán bộ làm công tác tham mưu thực hiện kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Một số quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có nội dung chưa sát với yêu cầu, nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể.

Từ những kết quả cũng như hạn chế, kinh nghiệm rút ra đối với công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vụ án tham nhũng là phải phát huy được vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng; đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các văn bản về phòng, chống tham nhũng và lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của mỗi cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên.

Kịp thời cụ thể hóa các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng và kiếm tra, giám sát; thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù họp với văn bản của Trung ương và tình hình thực tế địa phương. Nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị; làm tốt công tác xem xét trách nhiệm, xử lý tổ chức, cá nhân sai phạm, có liên quan đến sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc chấp hành các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban kiểm tra các cấp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; làm tốt công tác theo dõi, đôn đổc các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các kiến nghị của các đoàn kiểm tra, giám sát. Quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế các cơ quan làm công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

99 12 18
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiêm tra, giám sát về thanh tra vụ việc, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm

 
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng cần tăng cường công tác tuyên truyên, quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục khắc phục và chi đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc nghiêm túc khăc phục những khuyêt điểm, hạn chế được chỉ ra sau các cuộc kiểm tra, giám sát của Trung ương và của Tỉnh ủy. 

Đưa công tác kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát về thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào chương trình kiểm tra, giám toàn khóa, hằng năm của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan và người có trách nhiệm, thẩm quyền trong xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.

Lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát công tác chủ động phòng ngừa, phát hiện các vụ việc sai phạm về kinh tế, tham nhũng; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tự kiểm tra để tự phát hiện tham nhũng; chủ động kiểm tra, giám sát thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm, nhất là lĩnh vực kinh tế, tài chính, đât đai, đầu tư, công tác cán bộ. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về kê khai, công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản khi có căn cứ về việc kê khai tài sản không trung thực, có dấu hiệu vi phạm quy định về kê khai tài sản; xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm, liên quan đến sai phạm phát hiện qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc chuyển cơ quan điều tra xác minh, xử lý những vụ việc sai phạm về kinh tế có dấu hiệu tội phạm. Hằng năm, xem xét tính chất, mức độ của các vụ án, vụ việc cần đưa một số vụ việc, vụ án để theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo xử lý theo quy định, đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị.

Chỉ đạo cơ quan, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; trong công tác phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, án kinh tế. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ công chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xứ lý vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế./.

Tác giả: Lê Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4954 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4611 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5595 | lượt tải:157

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5549 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6776 | lượt tải:254
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay18,266
  • Tháng hiện tại460,577
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,852,663
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down