Kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân huyện Than Uyên khóa XX
Thứ ba - 19/12/2017 22:076310
Kỳ họp được HĐND huyện Than Uyên tổ chức trong 2 ngày (18-19/12). Dự Kỳ họp có Đại biểu HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, các xã, thị trấn cùng 35 đại biểu HĐND huyện khóa XX.
Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 6.723ha, sản lượng đạt 31.007 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng (tăng 5,3 triệu đồng so với năm 2016); trồng mới 190ha chè; công nhận xã Mường Mít đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân 13,36 tiêu chí nông thôn mới/xã. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 108 tỷ đồng; doanh thu thương mại, dịch vụ đạt 562 tỷ đồng; thu ngân sách địa bàn đạt hơn 40 tỷ đồng; mở 34 lớp đào tạo nghề cho 994 học viên. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, người dân được quan tâm chăm sóc sức khỏe. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…
Năm 2018, huyện Than Uyên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tập trung, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển thế mạnh của địa phương. Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, quan tâm hỗ trợ sản xuất, ổn định Nhân dân sau tái định cư, phát triển thương mại, dịch vụ. Riêng năm 2018, huyện phấn đấu thu ngân sách địa bàn 51 tỷ đồng,bình quân 14,73 tiêu chí nông thôn mới/xã, công nhân xã Phúc Than đạt chuẩn nông thôn mới, giảm 4,32% hộ nghèo…
Kỳ họp đã thông qua các báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách địa phương năm 2017; dự toán và phân bổ dự toán thu, chi ngân sách huyện năm 2018 và dự thảo Nghị quyết kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm 2018; kết quả hoạt động của Thường trực HĐND huyện năm 2017, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thông báo về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2017, những kiến nghị với HĐND và UBND huyện; báo cáo công tác của Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân huyện năm 2017, nhiệm vụ giải pháp năm 2018...
Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Lê Thị Kim Ngân - Phó Bí thư TT Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục phát huy cao nhất trách nhiệm, có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2018. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cán bộ đối với công việc; đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri ngay tại cơ sở…
Tại kỳ họp đã miễn nhiệm chức danh đối với ông Phan Văn Minh - Nguyên Phó Ban Pháp chế HĐND huyện và bầu bổ sung thành viên UBND huyện nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Anh Dũng - Chánh Văn phòng UBND huyện Than Uyên. Các đại biểu chia tổ thảo luận và tiến hành thảo luận tại hội trường; biểu quyết thông qua 6 Nghị quyết về: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2108; Dự toán thu chi ngân sách huyện và phân bổ dự toán thu chi ngân sách huyện năm 2018; Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2018; kết quả giám sát việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện Than Uyên...
* Ngay sau Kỳ họp thứ 5 HĐND huyện khóa XX, sáng 20/12 UBND huyện Than Uyên tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các phòng, ban chuyên môn, lực lượng vũ trang huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn… dự Hội nghị.
Năm 2017, kinh tế xã hội của huyện tiếp tục tăng trưởng theo hướng tích cực, các chương trình, nghị quyết, đề án từng bước đi vào cuộc sống. Một số chỉ tiêu HĐND huyện đề ra đạt và vượt kế hoạch như: Tổng sản lượng lương thực có hạt 31.007 tấn, thu ngân sách địa bàn 47,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 25 triệu đồng, tỷ lệ che phủ rừng 31,24%, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc 6,9%, trồng mới 190ha chè, công nhận xã Mường Mít đạt chuẩn nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo 5,05%, số lao động được giải quyết việc làm 1.116 lao động… Tuy nhiên: Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản triển khai chậm, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn thấp; trình độ đội ngũ cán bộ nhất là tuyến cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng trong điều hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ…
Năm 2018, UBND huyện đề ra 11 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, vốn đầu tư công năm 2018. Trong đó, huyện phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt 30.500 tấn, trồng mới 200ha chè, trồng mới 400ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng 34%, xây dựng xã Phúc Than đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân GRDP đạt 31,2 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân đầu người 28,5 triệu đồng; thu ngân sách địa bàn 51.600 triệu đồng; có 98% thôn bản có đường xe máy hoặc ô tô đi lại thuận tiện; 96% hộ dân sử dụng điện lưới Quốc gia, 95% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Công nhận mới 5 trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ giảm hộ nghèo 4,32%, 990 người được đào tạo nghề, giải quyết việc làm 1.135 lao động/năm; 87% hộ gia đình, 76,6% thôn bản, khu phố, 93,2% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa…
Các ý kiến tham gia tại Hội nghị đại biểu đã tập trung làm rõ, phân tích những chỉ tiêu đặt ra trong năm 2018. Các địa phương, phòng, ban cũng đưa ra nhiều giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm2018. Một số ý kiến cho rằng: Công tác thu thuế khó khăn do nguồn thu không có; việc giao đất trồng rừng xã Mường Than khó thực hiện do xã đã hết quỹ đất trồng; xem xét thu phí xả thải nước sinh hoạt để lại UBND thị trấn 25% theo quy định; tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi kinh doanh, buôn bán vẫn xảy ra…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Dũng - TUV, Bí thư Huyện ủy Than Uyên đề nghị các cấp ngành, xã, thị trấn: phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế; tranh thủ nguồn lực khai thác tiềm năng địa phương trong phát triển kinh tế; bám sát mục tiêu tổng quát, triển khai nhiệm vụ cụ thể từng xã, thị trấn, lĩnh vực; thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trong đó xác định sản phẩm chủ lực tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển trồng, chăm sóc chè; hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm, hỗ trợ đời sống tái định cư; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện nâng cao chất lượng các tiêu chí; các chủ đầu tư chọn tư vấn, nhà thầu có đủ khả năng thi công, ưu tiên giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh thi công, nghiệm thu và quyết toán công trình; các phòng chuyên môn cần giao sớm, phân khai các chỉ tiêu, nguồn vốn…/.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế