Tam Đường phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Thứ hai - 24/06/2019 05:40 1.129 0
Trong những năm qua, huyện Tam Đường đã biết khai thác thế mạnh của địa phương, phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch, trong đó đã tạo được những sản phẩm du lịch dựa trên các yếu tố văn hóa bản địa.
Khách du lịch thăm quan bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường
Khách du lịch thăm quan bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường
Huyện Tam Đường có 12 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, trong đó có những dân tộc còn lưu giữ nhiều truyện cổ, lời ca, điệu múa, món ăn… như dân tộc Lự, Mông, Dao, Thái; đây là cơ sở phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với văn hóa ẩm thực của địa phương. Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn và phát triển dịch vụ du lịch là một trong những chương trình trọng điểm, nhiệm vụ hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 

Thực hiện nhiệm vụ đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch chuyên đề về phát triển du lịch; thuê các đơn vị tư vấn, khảo sát xây dựng quy hoạch; trực tiếp gặp gỡ, mời gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến khảo sát tìm hiểu, xem xét xây dựng dự án phát triển du lịch... Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa lựa chọn những giải pháp, hướng đi thích hợp để phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Và một trong những hướng đi đang được huyện triển khai có hiệu quả là bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với xây dựng, phát triển các loại hình du lịch.

Hằng năm, từ huyện đến xã tổ chức nhiều ngày hội, lễ hội truyền thống như ngày hội văn hóa các dân tộc, lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn, lễ hội té nước của dân tộc Lào, lễ hội tủ cải, nhảy lửa của dân tộc Dao, ngày hội văn hóa dân tộc Mông, nhất là “Ngày hội văn hóa các dân tộc” của huyện... thu hút đông đảo Nhân dân và du khách đến tham dự, nhất là các du khách được hòa mình trong không gian văn hóa để hiểu hơn về đời sống văn hóa của các dân tộc từ ẩm thực, trang phục, các trò chơi dân gian đến các hoạt động tín ngưỡng...

Để tạo thêm điểm nhấn, sự phong phú, sôi động của các lễ hội nói riêng và du lịch nói chung, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu thành lập, phát triển các đội văn nghệ quần chúng. Hiện toàn huyện có 100 đội văn nghệ quần chúng (14 đội xã; 85 đội bản, 01đội Pí kẻo). Nhiều xã đã duy trì và phát triển được các đội văn nghệ quần chúng hoạt động đều đặn, hiệu quả, mang bản sắc riêng, tham gia các chương trình văn nghệ tại Chợ phiên hằng tháng. Đồng thời, tổ chức các đợt tập huấn cho các hạt nhân văn nghệ, văn hóa để bảo tồn và duy trì nét văn hóa của các dân tộc như tập huấn về hát dân ca, chế tác nhạc cụ dân tộc Lự, truyền dạy khèn bè của dân tộc Lào...; khuyến khích, động viên các nghệ nhân, già làng trong việc truyền bá nét văn hóa cho con cháu. Khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, rèn đúc (xã Hồ Thầu, Tả Lèng); bảo tồn nhà truyền thống của dân tộc Dao (xã Hồ Thầu); bảo tồn các nét đẹp về văn hóa đá (dân tộc Mông, Dao). Hướng dẫn người dân tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa như gùi, khăn, túi thổ cẩm, ghế mây để quảng bá, giới thiệu đến du khách. 

Với hướng đi đúng, bước đầu huyện đã tạo được những sản phẩm du lịch dựa trên các yếu tố thuộc về văn hóa bản địa. Du lịch cộng đồng ở Tam Đường đã dần trở thành nét đặc trưng của huyện. Hằng năm lượng khách du lịch đến với huyện cũng tăng cao từ gần 13.000 lượt năm 2016 lên 47.300 lượt năm 2018. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch đến huyện trên 47.440 lượt, doanh thu ước đạt 17,5 tỷ đồng.

Những kết quả bước đầu đạt được là tín hiệu tích cực khẳng định chủ trương, chính sách sát hợp. Huyện xác định, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch là công việc không dễ dàng, không phải công việc của ngày một ngày hai. Bởi hiện nay vẫn còn đó rất nhiều khó khăn, hạn chế cần được khắc phục như: các thiết chế văn hóa ở cơ sở chưa gắn kết được nhiều với hoạt động du lịch; các sản phẩm văn hóa phục vụ cho du lịch còn hạn chế, chưa gắn sản phẩm văn hóa với sản phẩm du lịch; số lượng nhạc cụ dân gian của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Dao (cồng chiêng, sáo, khèn bè...) có chiều hướng giảm dần; số người biết chơi nhạc cụ dân tộc ngày càng ít; kiến trúc dân gian của đồng bào các dân tộc ở một số xã đang mất dần; một bộ phận thế hệ trẻ không tha thiết với sinh hoạt văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống; nhiều du khách đến Tam Đường chỉ dừng chân rồi đi, chứ không lưu trú lại hoặc mua sắm sản vật gì của địa phương. 

Khó khăn là vậy, song huyện Tam Đường vẫn quyết tâm thực hiện tốt hướng đi đúng mà huyện đã xác định không chỉ đến 2020 mà còn ở giai đoạn tiếp theo, muốn vậy, thời gian tới huyện phải tiếp tục tuyên truyền nâng cao hơn nữa nhận thức của Nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; khảo sát điều tra, sưu tầm các giá trị văn hóa về sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, các loại hình văn hóa dân gian như: dân ca, dân vũ, trang phục, hoa văn, nhạc cụ dân tộc. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp vào đầu tư, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch. Tập trung đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử , văn hóa; giữ gìn sắc phục của dân tộc; khôi phục và nhân rộng các mô hình làng nghề thổ cẩm, mây tre đan, nghề rèn... Phát huy tối đa nguồn lực xã hội đóng góp tu sửa, tôn tạo cũng như bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn... Tập trung nghiên cứu, khai thác yếu tố đặc trưng, các giá trị văn hoá của các dân tộc để phát triển những sản phẩm du lịch văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc có tính đặc thù, cạnh tranh cao. Tăng cường tổ chức các lễ hội, ngày hội, các sự kiện mang đặc trưng về văn hóa du lịch địa phương; quảng bá rộng rãi thương hiệu du lịch Tam Đường dựa vào những giá trị chân thực về văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ du lịch.../.

Tác giả: Cảnh Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4234 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3887 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4810 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6023 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay11,809
  • Tháng hiện tại538,079
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,261,905
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down