Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh: Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật Việc làm

Thứ tư - 04/09/2013 00:06 535 0
Ngày 3/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh khóa XIII tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng (TĐKT) và Luật Việc làm. Đồng chí Chu Lê Chinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
              Đồng chí Chu Lê Chinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị
             Đồng chí Chu Lê Chinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị
Đối với Luật Thi đua Khen thưởng (TĐKT), đã được kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI vào năm 2005. Đây là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện công tác TĐKT. Sau 8 năm thực hiện cho thấy Luật TĐKT bộc lộ một số điều không còn phù hợp với tình hình mới, cho thấy cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT.

 

Tham gia ý kiến góp ý vào Dự thảo Luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT, các ý kiến cho rằng, một số điều quy định trong Dự thảo Luật chưa thể hiện được mối quan hệ giữa khen thưởng và thi đua; các nội dung quy định từ điều 60 - 73 quy định thời gian được xét khen thưởng quá dài, đối tượng xét tặng còn chung chung. Các đại biểu đề nghị rút ngắn thời gian và quy định cụ thể, rõ ràng các đối tượng được xét tặng; điều chỉnh mức chi khen thưởng theo từng thành tích đã đạt được; bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng TĐKT của cấp huyện, thị và tương đương; có quy định mức chi cho công tác TĐKT các cấp; kéo ngắn thời gian giữa các hạng khen thưởng; sắp xếp lại thứ tự giữa khoản 21, điều 2 và khoản 21, điều 2.

Tuy nhiên, một số đại biểu có ý kiến trái ngược là nên kéo dài thời gian khen thưởng là hợp lý.

Các đại biểu cũng cho rằng cần phải xem xét về tên Luật; thống nhất nguyên tắc khen thưởng phải dựa trên tính chính xác, dân chủ, công khai, kịp thời. Một số nội dung cần quy định rõ như: danh hiệu và thời gian thi đua; thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phát động thi đua. Phải có văn bản đề nghị về quy trình thủ tục xét tặng cho các cá nhân, tập thể. Đồng thời phải xem xét kỹ hơn đối với trường hợp 1 đối tượng trong 1 năm có nhiều loại hình thành tích thì khen thưởng như thế nào?...
IMG 9080
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào các Dự án Luật

* Đối với Dự thảo Luật Việc làm, gồm 7 chương, 63 điều. Nội dung tiếp tục cụ thể hóa và phù hợp với định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và kịp thời thể chế hóa và phù hợp với định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và kịp thời thể chế hóa mục tiêu, quan điểm, định hướng xây dựng đất nước của Đảng ta. Đảm bảo tính thống nhất, toàn diện và nhất quán các quy định của pháp luật về việc làm trong 1 văn bản luật. Kế thừa và phát triển các quy định pháp luật hiện hành còn phù hợp đã đi vào cuộc sống. Đảm bảo bình đẳng và thúc đẩy cơ hội việc làm nhằm phòng ngừa rủi ro cho người lao động.

Ngoài tham gia góp ý sửa chữa câu từ, bố cục vào Dự thảo Luật Việc làm, các đại biểu nêu: các quy định tại Điều 7 Chương I còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng; quy định tại Điều 22 còn mang tính khẩu hiệu; Điều 15 và Điều 18 còn rườm rà. Tại điều 9, các đại biểu cho rằng, cần phải bổ sung thêm 2 hành vi bị nghiêm cấm, đó là không đóng và đóng không đầy đủ, kịp thời quỹ bảo hiểm thất nghiệp; sử dụng quỹ quốc gia về việc làm và quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định. Điều 12, Chương 2 về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cần bổ sung đối tượng là thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; Điều 13, chương 2, làm rõ thêm điều kiện vay vốn. Cần điều chỉnh Điều 4, Chương I phần quy định nguyên tắc về việc làm thành 1 điều riêng về lao động việc làm.

Một số đại biểu còn đề nghị ban soạn thảo Luật cần xem xét lại tên Luật và đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách như: thương, bệnh binh, con em người có công với cách mạng. Đồng thời cần nêu quy định chính sách hỗ trợ việc làm và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động phải phù hợp với đặc thù các tỉnh khu vực miền núi còn nhiều khó khăn…

Đồng chí Chu Lê Chinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu đối với 2 Dự án Luật; tổng hợp gửi lên ban soạn thảo Luật của Quốc Hội để hoàn thiện bộ Luật trong thời gian tới.

Tác giả: Thu Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4247 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3896 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4864 | lượt tải:134

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4818 | lượt tải:111

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6031 | lượt tải:239
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay23,774
  • Tháng hiện tại574,655
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,298,481
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down