Hội đồng nhân dân tỉnh kết luận giám sát việc thực hiện chính sách về phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Thứ bảy - 13/06/2015 22:45 409 0
“Chính sách về công tác phòng chống dịch bệnh đã được triển khai nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo đúng quy định...” là một trong những kết luận của đồng chí Đồng chí Phạm Văn Huỳnh, Ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tại buổi kết luận giám sát tình hình phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi từ năm 2011-2014 của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND, ngày 13/6.
Quang cảnh buổi kết luận
Quang cảnh buổi kết luận
Dự buổi kết luận có đồng chí Lê Trọng Quảng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đại các Sở NN và PTNN. Tài chính.



Theo đó, các dịch bệnh trên đàn gia súc cần được phòng chống như: Bệnh Nhiệt thán; Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò; Bệnh Tụ huyết trùng lợn và dịch tả lợn; Bệnh Lở mồm long móng (LMLM); Bệnh dại.

Số lượng gia súc, vật nuôi được tiêm phòng trung bình trong 4 năm qua đạt thấp, cụ thể: 57,3% so với số phải tiêm và 55,7% so với tổng đàn, trong đó Trâu, bò, ngựa: 86,5 %, lợn 38,5%, chó, mèo 43,1%. Trong 04 năm (2011 - 2014) có 04 lần dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Toàn tỉnh có 10.902 con gia súc, gia cầm, vật nuôi bị nhiễm bệnh, trong đó có 8.572 con được chữa trị khỏi (khỏi về mặt triệu chứng đối với bệnh LMLM), 2.349 con bị chết và tiêu hủy. Trong 04 năm (2011 - 2014), Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện 04 cuộc thanh tra và 02 đợt kiểm tra về lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin; kiểm tra tình hình hoạt động của các chốt, trạm kiểm dịch động vật.

Hằng năm UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật kịp thời, phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Thực hiện tương đối tốt công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng về công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và phòng trừ dịch bệnh đối với vật nuôi. Phối hợp tốt với các cơ quan thông tin để tổ chức phổ biến tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến Nhân dân. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc phun tiêu độc khử trùng môi trường do đó hạn chế dịch bệnh xảy ra. Công tác phòng dịch đã cơ bản góp phần ổn định sản xuất cho Nhân dân.

Tuy nhiên, báo cáo kết quả giám cũng chỉ ra một số tồn tại như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đến công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi; Công tác tuyên truyền nhiều nơi chưa sâu, rộng; Công tác bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ thú y chưa kịp thời, thường xuyên; Công tác tổng hợp nắm tình hình thiệt hại trên đàn gia súc có lúc thiếu chính xác, thiếu kịp thời. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tuyên truyền, trong quản lý tại các chốt kiểm dịch chưa thường xuyên đặc biệt khi có dịch xảy ra; Việc cung ứng thuốc phục vụ cho công tác tiêm phòng có lúc, có nơi còn chậm; Công tác thanh tra, kiểm tra cho công tác phòng dịch chưa thường xuyên.

Tham gia tại phiên họp: các đại biểu nhất trí với dự thảo báo cáo, và nhận định thực tế những năm qua dịch bệnh ít xảy ra, khi có dịch tỉnh đã tập trung xử lý dập dịch, kiểm soát dịch bệnh tốt. Tuy nhiên các đại biểu cũng đề nghị đoàn giám sát bổ sung thêm một số tồn tại: một số cá nhân tổ chức chưa coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, trình độ cán bộ thú y ở một số xã còn hạn chế. Đề nghị việc giao kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh cho Chi cục Thú y quản lý.

Kết luận tại phiên họp, đồng chí Phạm Văn Huỳnh chủ trì đã đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy thú y, hằng năm ban hành các văn bản chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành; kiểm soát tốt dịch bệnh, khống chế và kịp thời dập các loại dịch bệnh; các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã được triển khai nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo đúng quy định; tình hình đàn gia súc trên địa bàn tỉnh có bước phát triển. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch bệnh còn có những hạn chế: công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân chưa thường xuyên; sự vào cuộc của các cấp các ngành có lúc chưa đồng bộ, chưa quyết liệt; việc cung ứng thuốc phục vụ cho công tác tiêm phòng có lúc, có nơi còn chậm.../.

Tác giả: Hoàng Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4243 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3893 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4860 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4814 | lượt tải:111

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6027 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay17,861
  • Tháng hiện tại565,955
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,289,781
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down