Dân tộc Tày
Tên gọi khác: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí.
Tên gọi khác: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí.
- Số hộ 90; số dân 295 người, chiếm tỷ lệ 0,08% dân số toàn tỉnh.
- Địa bàn cư trú: phân bố rải rác trên các địa bàn trong tỉnh. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái...
- Phương thức sản xuất: người Tày chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, canh tác nương rẫy, đã biết việc xen canh, gối vụ, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm cung cấp sức kéo và để vận chuyển hàng hóa; các nghề thủ công truyền thống có nghề nhuộm chàm, dệt vải, đan lát… ngoài ra người Tày còn săn bắn, hái lượm để phục vụ cuộc sống và trao đổi với các tộc người khác trong khu vực.
- Tục cưới: việc hôn nhân do nhà trai chủ động, bao gồm 3 lễ chính: lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ cưới... Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Những năm gần đây tục ở rể được bãi bỏ ở một số gia đình.
- Tang ma: người Tày quan niệm đàn ông có ba hồn và bảy vía, đàn bà có ba hồn chín vía, vì vậy khi chết gia đình mới thầy cúng đến để làm lễ dẫn hồn người chết về với tổ tiên. Người Tày còn có tục chia của cho người chết.
- Nhà ở: chủ yếu là nhà sàn và được bố trí thành các khu vực; đàn ông ở phía bên trái ngôi nhà, đàn bà ở phía bên phải. Nhà có cầu thang với 7 hoặc 9 bậc; nhà thường được dựng ngay dưới chân núi hoặc trên những bãi đất rộng ven các sông suối.
- Lễ hội: lễ hội lớn nhất trong năm của người Tày: tết Nguyên đán, tết rằm tháng Bảy (xá tội vong nhân), lễ Kỳ yên (cầu may mắn) tổ chức vào mùa xuân, lễ xuống đồng (lễ lồng tồng) được tổ chức theo từng bản vào dịp đầu xuân…