Lai Châu 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về phổ biến giáo dục pháp luật

Thứ sáu - 20/09/2019 10:20 1.476 0
Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc quan điểm “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”, trong những năm qua cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh từng bước được nâng lên.
Tuyên truyền PBGDPL cho học sinh cần phải được thực hiện thường xuyên
Tuyên truyền PBGDPL cho học sinh cần phải được thực hiện thường xuyên
Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh uỷ đã ban hành các văn bản, lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền Nghị quyết 37-NQ/TW, Thông báo số 74-TB/TW, ngày 11/5/2007, Kết luận số 04- KL/TW, ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thông qua nhiều hình thức phong phú: hội nghị, lồng ghép tại các buổi sinh hoạt chi bộ, họp cơ quan đơn vị, các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm, tài liệu, lồng ghép trong các hoạt động phổ PBGDPL (toàn tỉnh đã tổ chức 5.700 hội nghị; hơn 3.000 tin, bài, phóng sự; hơn 10.000 văn bản, tài liệu tuyên truyền; đăng tải 1.450 văn bản, tin, bài trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các địa phương, cơ quan, đơn vị). HĐND tỉnh ban hành 02 nghị quyết quy định về chính sách trong thực hiện nhiệm vụ PBGDPL trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh ban hành 18 văn bản để triển khai thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyên truyền lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL. Chỉ đạo các cấp, các ngành duy trì tổ chức sinh hoạt “Ngày pháp luật” đảm bảo quy định, với trên 7.000 buổi sinh hoạt/21.452 lượt người tham gia; tổ chức, phát động các cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới” và hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh”, “Tuyên truyền viên pháp luật giỏi tỉnh Lai Châu”. Các hoạt động tuyên truyền pháp luật được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng cụ thể (toàn tỉnh đã tổ chức trên 85 nghìn hội nghị/trên 4 triệu lượt người; 52 cuộc thi tìm hiểu pháp luật ở các cấp độ với quy mô và đối tượng khác nhau; biên soạn, phát hành hàng trăm nghìn tài liệu, sách, báo, tờ gấp pháp luật cấp phát cho Nhân dân các xã trong tỉnh; các cơ quan báo chí tỉnh mở 553 chuyên mục phổ biển pháp luật/3.324 tin, bài, phóng sự, đồng thời biên dịch, phát sóng bằng bằng 4 thứ tiếng (Thái, Mông, Dao, Hà Nhì), hàng chục nghìn giờ tuyên truyền trên đài truyền thanh - truyền hỉnh cấp huyện, hệ thống loa truyền thanh cơ sở; tổ chức hơn 500 lượt trợ giúp pháp lý lưu động/61.500 lượt người tham gia; trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí cho hàng nghìn lượt người; xét xử lưu động 1.857 vụ án; hòa giải thành 4.120 vụ việc/4.756 vụ việc... đến năm 2018, toàn tỉnh có 89/108 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật...); cập nhật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên thông qua việc tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiêu niên trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, “Tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ”, “Tìm hiểu về ma túy”, “Luật Biên giới quốc gia”..., phát huy hiệu quả mô hình phát thanh học đường (mỗi trường phát thanh về PBGDPL khoảng 05 lần/năm học, mỗi lần 10 phút, với tổng số l .750 giờ); quan tâm các đối tượng đặc thù (người dân ở vùng dân tộc thiểu sô, vùng sâu, vùng xa, biên giới; người lao động trong các doanh nghiệp; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc).

Quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, các ngành; xây dựng đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL đảm bảo về số lượng, chất lượng (toàn tỉnh hiện có 2.046 báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật, trong đó: cấp tỉnh 62, cấp huyện 353, cấp xã 1.631 tuyên truyền viên pháp luật; 6.101 hòa giải viên cơ sở; đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện đều có trình độ đại học và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã đa số có trình độ trung cấp trở lên). Ban hành quy định, bố trí kinh phí phục vụ công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh (từ năm 2004 - 2019 tổng kinh phí cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên 30 tỷ đồng).

Thường xuyên kiểm tra, giám sát thông qua việc lồng ghép việc lãnh đạo, chỉ đạo, triên khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết đối với các cấp ủy, tổ chức đảng hằng năm (cấp tỉnh: thực hiện 01 cuộc giám sát chuyên đề đối với 02 tổ chức đảng trực thuộc và 15 cuộc kiểm tra, 30 cuộc giám sát về công tác PBGDPL tại các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; cấp huyện: kiểm tra 131 cuộc về công tác PBGDPL, hòa giài ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật); tổ chức sơ kết 03 năm, 06 năm việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, hằng năm các cấp ủy, chính quyền sơ kết 06 tháng, tổng kết năm về công tác PBGDPL.


Tuy nhiên, sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về PBGDPL trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế đó là: việc lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa kịp thời; chất lượng hiệu quả công tác PBGDPL có nơi chưa cao. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn nội dung PBGDPL còn dàn trải, chưa sát với nhu cầu. Hình thức, phương pháp triển khai ở một số nơi còn chậm đổi mới, thiếu linh hoạt, ít sáng tạo, mang tính hình thức, do đó chưa xây dựng được nhiều mô hình điểm hay, hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL chưa được chú trọng. Công tác phối hợp giữa một số ban, ngành, có việc chưa thường xuyên. Một số thành viên hội đồng phối hợp PBGDPL, các ban chỉ đạo, ban điều hành đề án chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện. Nguồn lực bảo đảm cho công tác PBGDPL còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xã hội hóa công tác tuyên truyền PBGDPL còn nhiều khó khăn...

Trong xu thế hội nhập ngày càng cao, yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, vì vậy phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác PBGDPL trọng tâm là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, thành viên hội đồng phối hợp PBGDPL và cán bộ trực tiếp tham mưu thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác PBGDPL, công chức pháp chế, kịp thời củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng, và tạo điều kiện để đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, gắn công tác PBGDPL với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền PBGDPL; thực hiện xã hội hoá, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động này; quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Tích cực đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động PBGDPL phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực sự đi vào cuộc sống./.

 

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5133 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4792 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5779 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5725 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6954 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay25,265
  • Tháng hiện tại552,433
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,944,519
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down