Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 13/02/2020 01:45 6.163 0
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, công tác tuyên truyền được xác định là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm tạo sự đồng thuận toàn xã hội trong triển khai thực hiện. Những năm qua công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Lai Châu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả, góp phần thực hiện lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh.
Phát huy vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM
Phát huy vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM
Nhận thức rõ, xây dựng NTM là những việc làm, hành động cụ thể diễn ra hàng ngày ở cơ sở xã, thôn và từng hộ gia đình, trong mỗi hành vi ứng xử của mỗi người dân sống ở nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM cần truyền tải và phổ biến đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân; giúp người dân nhận ra điều gì cần thay đổi, điều gì cần thực hiện, giúp người dân lựa chọn được nội dung khả thi nhất để đi đến đích của xây dựng NTM. Vì vậy, ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình từ năm 2011, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã coi trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ, bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Hệ thống tuyên giáo các cấp đã chủ động phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng cấp đẩy mạnh công tác chỉ đạo, định hướng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng và thường xuyên lồng ghép trong định hướng tuyên truyền hằng tháng cho các cơ quan tư tưởng - văn hóa tỉnh và hệ thống tuyên giáo các cấp; xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền. Trong đó, nội dung tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, tiêu chí, lộ trình, các bước triển khai xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, như: Phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...; nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến với cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo gắn với tăng cường nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, mục tiêu của Chương trình; những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở, chủ động phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành tập trung giải quyết, tháo gỡ. Đặc biệt, từ năm 2011 - 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp tiến hành 03 cuộc điều tra xã hội học trong cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc các xã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; từ đó làm cơ sở giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành rút ra những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều chỉnh những vấn vấn đề còn hạn chế, bất cập, đề ra những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện chương trình trong từng giai đoạn.

Để tạo sự thống nhất trong việc tuyên truyền và tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và tình hình đặc điểm của địa phương, ban tuyên giáo các cấp đã phối hợp với ngành NN-PTNT biên soạn các loại tài liệu, tờ rơi, tờ gấp... phục vụ công tác tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Trong đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh biên soạn và phát hành 2.700 cuốn “Những điều cần biết khi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2020”; 1000 cuốn “Hỏi - Đáp về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2020”.

Công tác tuyên truyền trực quan, pano, áp phích, băng zôn khẩu hiệu được triển khai rộng khắp trên các địa bàn; đồng thời lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin lưu động, chiếu bóng vùng cao. Vai trò của báo chí, thông tin truyền thông trong hoạt động tuyên truyền được phát huy. Báo Lai Châu thường xuyên đăng tải các tin, bài trên báo thường kỳ, báo điện tử, báo dành cho đồng bào vùng cao. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh mở và duy trì chuyên mục “Nông nghiệp - Nông thôn”, “Dân tộc và tôn giáo” phát trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh tiếng phổ thông và biên dịch tuyên truyền trên các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc tỉnh (4 thứ tiếng: Thái, Mông, Dao, Hà Nhì); phối hợp phát trên VTV1, VTV5 Đài truyền hình Việt Nam. Cùng với đó, Cổng thổng tin điện tử tỉnh và các trang thông tin điện tử của các ngành, địa phương trong tỉnh bám sát định hướng đăng tải các tin, bài, tài liệu tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và kết quả xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt tuyên truyền miệng được chú trọng triển khai thực hiện khá hiệu quả. Hệ thống tuyên giáo các cấp đã chủ động phối hợp với ngành NN-PTNT tổ chức các hội nghị báo cáo viên, thông tin thời sự tuyên truyền theo đúng định hướng; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp tuyên truyền được 19 chuyên đề (tại 19 hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh) cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho ban tuyên giáo các cấp và báo cáo viên cấp tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền hướng về cơ sở. Để phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng ở cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp mở 8 lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới cho gần 1000 lượt cán bộ xã, thôn bản tại 8 huyện, thành phố. Trên cơ sở đó, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp bám sát cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân theo tinh thần chỉ đạo: “thường xuyên, liên tục, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung tuyên truyền, vận động chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực, hiệu quả”; vai trò của hệ thống chính trị cơ sở được phát huy, đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; nhiều cán bộ, đảng viên cơ sở đã phát huy tốt tính tiền phong gương mẫu đi đầu trong việc triển khai thực hiện, đóng góp công sức, tiền của, vận động, tập hợp được quần chúng, nhân dân làm theo.

Những kết quả của công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận toàn xã hội và cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả quan trọng. Sau 10 năm (2011 - 2019) thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự đồng thuận, tham gia tích cực của người dân, tỉnh đã có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đây là thành tích đáng tự hào của tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn như Lai Châu.

Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 tỉnh Lai Châu có 55% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Yêu cầu đặt ra đối với các cấp các ngành cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đã được xác định, trong đó công tác tuyên truyền cần tiếp tục có sự đổi mới; nắm vững nguyên tắc chung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”; bám sát sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả. Nội dung: tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mục đích, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo của các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện... Về phương pháp, cần tiến hành đồng bộ các loại hình, chú trọng phát huy tốt việc tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng (báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở, cổng, trang thông tin điện tử); thông qua công cụ trực quan (băng zôn, khẩu hiệu, pano áp phích, tờ rơi...); thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống; thông qua các hoạt động thăm quan thực tế, báo cáo điển hình, học tập gương người tốt, việc tốt và đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền miệng, đây là hình thức vừa tuyên truyền, vừa vận động có tính hiệu quả và cơ bản phù hợp đối với điều kiện của tỉnh hiện nay. Vì vậy, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp là nòng cốt; phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng động, ngoài ra có thể huy động cả lực lượng đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tại địa bàn... Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là các xã đang triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bức xúc nổi cộm trong quá trình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các cấp, các ngành giải quyết, xử lý, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo sự đồng thuận toàn xã hội trong quá trình triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả.

Từ những kết quả đạt được và những kinh nghiêm được rút ra trong thời gian qua, với tinh thần quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, nhất định công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lai Châu sẽ tiếp tục thu được nhiều kết quả hơn nưa, góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh trong thời gian tới./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5167 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4828 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5813 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5759 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6989 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay22,004
  • Tháng hiện tại568,738
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,960,824
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down