Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 131 điểm cầu. Điểm cầu tỉnh Lai Châu do Đại đá Kiều Kim Cương, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự và chủ trì. Đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh…
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án 1371, với tinh thần chủ động và trách nhiệm, các đơn vị quân đội đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, phối hợp chặt chẽ với địa phương, huy động tối đa mọi nguồn lực, nhân lực, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 1 của Để án đã đề ra, xây dựng tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần đại đoàn kết dẫn tộc, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân, nhất là địa bạn vùng trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Các vụ việc vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, khai thác, đánh bắt hải sản trái phép, tình trạng di cư tự do và khiếu nại vượt cấp ở nhiều địa phương giảm. Ý thức quốc gia, quốc giới, chấp hành các quy chế, quy định về bảo vệ biên giới, trách nhiệm tô giác tội phạm của Nhân dân được nâng lên. Từ đó đã góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, kiểm chế tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế, văn hỏa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Xây dựng mối quan hệ quân - dân ngày càng gắn bó mật thiết; thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiên lược "Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Có nhiều đơn vị tiêu biểu trong triển khai thực hiện Đề án.
Trong giai đoạn tới, Đề án 1371 tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, vận đông nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Phát huy vai trò của ban Chỉ đạo, tổ giúp việc Đề án ở các cấp, Hội đồng phối hợp PBGDPL, cơ quan chính trị, pháp chế và các cơ quan tham mưu Đề án. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên pháp luật. Bám sát điều kiện thực tế, phong tục, tập quán của từng địa phương, đơn vị, xác định nội dung, hình thức tuyên tuyền phù hợp. Quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền đạt hiệu quả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL…
Các ý kiến tham luận tại Hội nghị đã làm rõ kết quả đạt được, ưu điểm, nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm tham mưu giải pháp, đề xuất kiến nghị tháo gỡ vướng mắc của Đề án.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thượng tướng Võ Minh Lương Yêu cầu các cơ quan đơn vị trong toàn quân cần quán triệt sâu sắc vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của Đề án 1371, xem đây là nhiệm vụ trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, được tiến hành thường xuyên, liên tục trong công tác dân vận của đơn vị, toàn quân. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa trong tham mưu, triển khai thực hiện Đề án. Đối với đơn vị bộ đội địa phương, phát huy tốt vai trò của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, phát huy vai trò người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành trong thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức, mô hình PBGDPL, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát huy vai trò cơ quan báo chí. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường ký kết, giao lưu kết nghĩa để thực hiện tốt Đề án 1371. Gắn PBGDPL với công tác dân vận, vận động quần chúng và công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khen thưởng, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.