Thực hiện chính sách "Uống nước nhớ nguồn" là truyền thống đạo lý của dân tộc
Thứ sáu - 26/07/2024 23:141.0270
Hằng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7), toàn đất nước Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng; thông qua đó, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, hưởng thụ hòa bình nhớ người hi sinh xương máu nơi chiến trường.
Nhưng có điều rất bất lương là trên nhiều trang mạng xã hội, xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách thương binh, liệt sĩ, hòng chống phá, bôi xấu Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam. Chiêu bài, luận điệu chống phá dễ nhận thấy có thể kế đến như: (1) Đánh đồng công và tội, đánh tráo công lao, cống hiến của người chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng với người chết trong chiến tranh không vì tham mục tiêu cách mạng, thậm chí còn ca ngợi kẻ cam tâm làm tay sai cho thực dân đế quốc, phản bội Tổ quốc; (2) Đặt điều rằng, kinh kế Việt Nam chậm phát triển là do gánh nặng của chính sách xã hội, trong đó có chi phí quá nhiều cho thương binh, liệt sĩ. (3) Họ gây ra những hành động trớ trêu, phản cảm hòng hạ thấp, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của người có công; cho rằng đất nước được giải phóng là do công sức của toàn dân tộc chứ không riêng gì thương binh, liệt sĩ. (4) Đòi xem xét lại lịch sử, vì không nhất thiết phải tiến hành các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ dẫn đến hậu quả phải giải quyết vấn đề thương binh liệt sĩ và người có công cách mạng. (5) Phủ nhận giá trị của độc lập, thống nhất Tổ quốc; có những chiêu bài xuyên tạc lịch sử hòng tạo nên sự giao động, hoài nghi trong thế hệ trẻ người Việt Nam dẫn đến sự “phai nhạt tình cảm với người có công cách mạng”.
Nhưng lịch sử chính là sự thật không ai có thể tẩy xóa hay cải biến được. Việt Nam xuất phát từ một quốc gia liên tục trải qua chiến tranh chống kẻ thù xâm lược và nhằm tri ân người có công với cách mạng, đầu năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt, để tỏ lòng biết ơn sự huy sinh, cống hiến xương máu, xoa dịu bớt nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân, động viên tinh thần tích cực kháng chiến, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi ở Hà Nội và một số địa phương (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương).
Ngày 16/2/1947, Bác Hồ ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”; ngày 26/2/1947 thành lập Phòng Thương binh thuộc Cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam để thực thi chính sách. Tháng 6/1947, Hội nghị bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Bác Hồ chọn ngày Thương binh, Liệt sĩ, nhất trí chọn ngày 27/7 kể từ năm 1947 làm “Ngày Thương binh toàn quốc”.
Đầu tháng 7/1947, Bác Hồ cho thành lập Ban Vận động tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Ngày 27/7/1947, kỷ niệm Ngày Thương binh toàn quốc lần đầu tiên, có hơn 2000 người tham dự, được nghe lời Bác dạy đầy ý nghĩa: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”[1] . Từ tháng 7/1955, đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ”. Thực hiện Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, kể từ năm 1975 lấy ngày 27/7 hằng năm làm “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước.
Đại hội VI của Đảng năm 1986 chủ trương: “thực hiện tốt chính sách” thì đến Đại hội VII nhấn mạnh: “quan tâm chăm sóc”, “coi đây vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân”. Đại hội VIII: “bảo đảm mức sống vật chất và tinh thần đảm bảo bằng dân địa phương”, “mở rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa”; Đại hội IX: “chăm lo tốt hơn”,“bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương”. Đại hội XI: “huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần”, “giải quyết dứt điểm các tồn đọng”. Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; mở rộng và thúc đẩy hợp tác quốc tế, trao đổi, cung cấp thông tin về liệt sĩ và mộ liệt sĩ.
Đại hội XII nêu rõ: “thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên”. Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng, tiến bộ và công bằng xã hội”.
Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước không ngừng thể chế hóa vào cuộc sống, ban hành: Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi người có công lần thứ ba, ngày 18/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ LĐ-TB và XH hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc” đúng tiến độ, đúng, đủ đối tượng’; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Chỉ thị số 368-CT/QUTW, ngày 12/6/2016 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội giai đoạn 2016 – 2020; Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021; Bộ LĐ – TB và XH hội đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Rõ ràng, theo sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng tăng cường sự quan tâm đền ơn đáp nghĩa với người có công cách mạng. Bởi lẽ, thành quả cách mạng, giải phóng và giữ vững nền độc lập, thống nhất đất nước, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đó là công lao của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trước hết và trực tiêp là của thương binh, liệt sĩ. Như một lẽ tất nhiên, Nhân dân, đất nước Việt Nam phải trân trọng, biết ơn, khắc ghi công lao to lớn ấy.
Công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt, bản chất nhân văn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đồng thời đây là một vấn đề chính trị - xã hội của quốc gia, thể hiện đạo lý, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong đời sống xã hội, công tác thương binh, liệt sĩ, người có công cách mạng ngày càng được quan tâm đầy đủ, chu đáo về vật chất lẫn tinh thần. Đến nay, trêntoàn quốc xác nhận khoảng 9 triệu người có công; trên 1,4 triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, nhân văn sâu sắc; là hiện thực khách quan tồn tại 77 năm nay và càng được đẩy mạnh trong tương lai. Công tác ấy khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên ơn các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh đã hy sinh xương máu cho nền hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Những kết quả nêu trên là luận chứng đủ sức thuyết phục, bác bỏ hoàn toàn luận điệu phủ nhận, xuyên tạc chính sách “uống nước nhớ nguồn” của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta. Có nhiều vấn đề bị kẻ xấu xuyên tạc, nhưng xuyên tạc chính sách “uống nước nhớ nguồn” quả là sự tột cùng dã tâm!
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế