Dân tộc Nùng

Thứ năm - 13/06/2013 03:40 7.908 0
Tên gọi khác: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Dín…
Tên gọi khác: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Dín…

- Số hộ 36; số dân 180 người, chiếm 0,05% dân số toàn tỉnh; thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

- Địa bàn cư trú: người Nùng cư trú chủ yếu ở các huyện Tam Đường, Sìn Hồ.

- Phương thức sản xuất: có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, làm vườn, trồng cây ăn quả đặc sản và làm các nghề thủ công; mây tre đan, trồng bông dệt vải, rèn - đúc... ngoài ra còn săn bắn, hái lượm… phương pháp canh tác nông nghiệp chủ yếu dùng trâu, bò để cày, bừa hoặc canh tác “thủy nậu” (dùng trâu quần cho nát đất).

- Tục cưới: Người Nùng ngoài những nghi thức chung như lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ lại mặt còn có những tục riêng như: lễ minh hom (lễ nhà trai báo cho nhà gái biết số mệnh của trai gái hợp nhau, có thể thành hôn được), lễ cưới (từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau) được tổ chức trong 2 ngày: chiều hôm trước tại nhà gái, chiều hôm sau tại nhà trai và trong lễ cưới có những tập tục riêng.

- Tang ma: khi có người qua đời, người ta bắn ba phát súng hay rúc tù và báo hiệu, rồi lấy lá có mùi thơm nấu để nguội lau rửa cho người chết; dùng vải trắng để khâm liệm; nam quấn 7 vòng, nữ 9 vòng và bỏ vào miệng người chết 1 đồng xu hay một mẩu gang hoặc sắt. Đáy quan tài được rải tro bếp mịn, rồi một lớp bỏng nếp, tiếp đến là lớp vải trắng. Các nghi thức do thầy cúng tiến hành như: lễ giải thoát linh hồn người chết khỏi địa ngục, lễ mở mắt cho người chết, lễ mở cửa mộ...

- Nhà ở: chủ yếu là nhà sàn. Trước khi làm nhà, chọn ngày giờ rồi cúng lễ thần linh, chọn hướng nhà và treo vải hồng (phải lường) lên nóc nhà; nhà có hai cửa ở hai đầu hồi, số bậc cầu thang là số lẻ, có các gian dành riêng cho nam nữ; giữa nhà là bếp lửa chính, bàn thờ tổ tiên đối diện với bếp này, được thưng thành gian và trang trí đẹp.

- Lễ hội: Tết Nguyên đán -tết nhỏ (30 tháng giêng), hội lùng tùng (cầu mùa, cầu mưa) tổ chức trong tháng Giêng; tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết mồng 6 tháng Sáu (cúng thần trâu, bò, thần ruộng và tiễn trùng), tết 14 tháng Bảy (xá tội vong nhân), tết cơm mới (tháng Tám), tết 10 tháng Mười đã thu hoạch xong mùa vụ.

Tác giả: Phạm Dự

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5948 | lượt tải:117

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5592 | lượt tải:124

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6593 | lượt tải:171

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6542 | lượt tải:142

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7765 | lượt tải:283
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay13,942
  • Tháng hiện tại347,559
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,377,166
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down