Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài nguyên và môi trường năm 2016
Thứ ba - 10/01/2017 02:533370
Sáng ngày 09/01, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 ngành TN&MT. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự, chỉ đạo Hội nghị.
Tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Lê Trọng Quảng - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Vũ Văn Lương - TUV,Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; các đồng chí trong Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và đại diện các sở, ngành liên quan tới dự Hội nghị.
Năm 2016, là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trong điều kiện đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp so với dự báo, tài nguyên khoảng sản đặc biệt là giá dầu thô thấp đã ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo. Thiên tai, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn chưa từng có ở đồng bằng Sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân.
Trong năm 2016, toàn ngành TN&MT đã tiền hành 1.816 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 6.411 tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm: 357 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai; 559 cuộc thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường, 310 cuộc thanh tra, kiểm tra về khoảng sản; 141 cuộc thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước; 04 cuộc thanh tra về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; 25 cuộc thanh tra, kiểm tra về đo đạc và bản đồ; 03 cuộc thanh thanh, kiểm tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực; 30 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về TN&MT; 38 cuộc thanh, kiểm tra hành chính; xử phạt hành chính 60,86 tỷ đồng thu hồi 5.348,56 ha đất và 58,71 tỷ đồng.
Trong đó, Bộ TN&MT đã triển khai 109 cuộc thanh, kiểm tra đối với 1.176 tổ chức, gồm 04 cuộc thanh tra hành chính và 105 cuộc thanh tra chuyên ngành. Ngoài ra, Bộ đã tổ chức 03 đột xuất tại 23 tỉnh, thành để thanh tra 137 tổ chức có nguồn xả thải từ 500m3/ngày đêm trở lên. Kết quả đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 375 tổ chức với tổng số tiền trên 36,77 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 03 giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 91 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về TN&MT. Qua kiểm tra cho thấy các địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện khắc phục những tồn tại nêu trong kết luận thanh tra, đã ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và các tổ chức ra soát, khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại; một số địa phương thực hiện kết luận thanh tra còn chậm và kéo dài; một số đơn vị đã khắc phục nhưng chưa triệt đệ các vi phạm theo kết luận thanh tra.
Toàn ngành đã tổ chức tiếp 5.414 lượt với tổng số 6.727 lượt người, trong đó có 194 lượt đoàn đông người. Bộ TN&MT đã tiếp 685 lượt với 1.509 người, tăng 147 lượt so với năm 2015. Nội dung khiếu kiện đông người chủ yếu liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; môi trường, khoảng sản. Nhìn chung, công tác tiếp nhận được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, xử lý kịp thời các trường hợp khiếu kiện đông người, không để xảy ra tình trạng mất trật tự tai cơ quan Bộ.
Toàn ngành đã tiếp nhận 11.467 lượt đơn thư, trong đó có 7.536 đủ điều kiện xử lý; đã có văn bản hướng dẫn hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 5.657 đơn thư, đạt 75,06% vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Bộ TN&MT đã tiếp nhận, xử lý 3.579 lượt đơn thư, trong đó có 3.443 đơn thuộc lĩnh vực đất đai; có 1.663 đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý; số đơn thư phải xử lý là 1.916 vụ việc. So với năm 2015, số tượng đơn thu tăng (tăng 6,1%) và tăng mạnh về số vụ việc (tăng hơn 21%).
Đến nay, có 42/63 tỉnh, thành phố đã ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN&MT; 52/63 tỉnh, thành phố thành lập văn phòng Văn phòng đăng ký đất đai một cấp theo quy định, các tỉnh, thành phố còn lại đều đã hoàn thiện đề án, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Có 63/63 Sở TN&MT thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường, 33/63 Sở TN&MT thành lập Chi cục Quản lý đất đai, 28/28 Sở TN&MT thành lập Chi cục Biển và Hải đảo, 23/63 tỉnh, thành phố đã thành lập, kiện toàn Trung tâm phát triển quỹ đất cấp 1…
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng công tác quản lý TN&MT vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức như: tình trạng chận hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, một số địa phương chưa chủ động ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật theo thẩm quyền; việc sử dụng đất còn nhiều tồn tại hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng. Tình trạng suy thoái đất diễn ra nhanh dưới tác động của biến đổi khí hậu. Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai vẫn còn phức tạp. Cái cách hành chính đã được đổi mới trong các quy định nhưng chưa được thực thi đầy đủ, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ; an ninh nguồn nước đang là thách thực lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
Mục tiêu đặt ra đối với ngành TN&MT là quản lý chặt chẽ, phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được các mục tiêu trên, trong năm 2017, Bộ TN&MT đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp chủ yếu.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2017, toàn ngành TN&MT kiến nghị: Quốc hội cho phép sửa đổi một số quy định Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai và một số quy định về thuế; Chính phủ quan tâm chỉ đạo kiện toàn bộ máy đào tạo cán bộ của ngành ở địa phương nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về môi trường; kiến nghị Thủ tướng quan tâm bố trí kinh phí để triển khai hệ thống quan trắc ngành, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn và đóng góp nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng pháp huy nguồn lực về tài nguyên và bảo vệ môi trường cho phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước và đề ra nhiều giải pháp nhằm ứng phó với biến bổi khí hậu.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2016. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, tài nguyên và môi trường là ngành quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng. Do vậy, chất lượng, hiệu quả trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sẽ có đóng góp quan trọng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế của thế giới nên cần tranh thủ khai thác những tiềm năng, lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, nước ta cũng là nước chịu tác động mạnh của các yếu tố như: biến đổi khí hậu, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đòi hỏi công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cần được tăng cường và quan tâm hơn nữa./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế