Hội thảo về ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ tư - 21/12/2016 03:20 376 0
Ngày 19/12, Cục Khí thượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (BĐKH) (Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Sở TN-MT tổ chức Hội thảo thực hiện thỏa thuận Paris, kịch bản BĐKH và nước biển dân cho Việt Nam phiên bản cập nhật 2016 và yêu cầu với các địa phương nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp ứng phó với BĐKH.
Các đại biểu tham gia ý kiến thảo luận
Các đại biểu tham gia ý kiến thảo luận
Lai Châu đang bị ảnh hưởng bởi BĐKH ngày càng tăng, đặc biệt là tăng nhiệt độ, tăng lượng mưa vào mùa mưa và giảm lượng mưa vào mùa khô. Diễn biến cực đoan của thời tiết cũng dẫn tới tình hình lũ lụt, gây sạt lở, xói mòn. Mưa lũ tập trung với cường độ, tần suất lớn, kéo theo lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều. BĐKH còn ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại không nhỏ về con người, tài sản. Do đó, Lai Châu rất cần hỗ trợ và tăng cường năng lực (nhân lực, tài chính, nguồn lực kỹ thuật, dữ liệu, thông tin) trong thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH. Đồng thời có kế hoạch đầu tư cho phù hợp nhằm giảm thiểu những thiệt hại do BĐKH gây ra.

Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện chiến lược quốc gia về BĐKH” do Chương trình Phát triển liên hợp quốc tài trợ thực hiện tại Lai Châu từ tháng 9/2014 – 9/2018; Bộ TN - MT là cơ quan chủ quản. Dự án có tổng kinh phí 4.747.000 USD. Dự án có mục tiêu hỗ trợ tăng cường nhận thức, năng lực thể chế và khoa học kỹ thuật nhằm thực hiện hiệu quả chiến lược quốc gia về BĐKH cho một số bộ, ngành và địa phương, góp phần thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Nội dung chính của Dự án là tăng cường năng lực cho Văn phòng ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu; hỗ trợ hoạt động của Hội đồng tư vấn quốc gia về BĐKH và hỗ trợ năng lực cho văn phòng điều phối về BĐKH tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động liên quan đến BĐKH tại các tỉnh và lồng ghép BĐKH vào chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Lai Châu; rà soát, đánh giá, đề xuất bổ sung các thể chế, chính sách về BĐKH…

Để giảm thiểu tác động do BĐKH, tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Pari về BĐKH gồm 5 nhóm nhiệm vụ, trong đó ưu tiên: rà soát thông tin, dữ liệu hiện có về thích ứng với BĐKH, tổn thất và thiệt hại; thực hiện chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng dựa trên kịch bản BĐKH có chủ trọng đến các ngành và vùng trọng điểm; bảo vệ đời sống Nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, sắp xếp, di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của bão, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, đảm bảo an toàn hồ chứa, tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới; quản lý an ninh lương thực thông qua bảo vệ, duy trì hợp lý và quản lý bền vững quỹ đất cho nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo giống mới thích ứng với BĐKH…

Tại Hội thảo, đã nêu kịch bản BĐKH cho Việt Nam phiên bản năm 2016 và kế hoạch chi tiết cho tỉnh Lai Châu; hướng dẫn cách sử dụng kịch bản trong đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; báo cáo tham vấn đánh giá tác động của các hoạt động thích ứng với BĐKH để xác định thiếu hụt về công nghệ, tài chính và năng lực của tỉnh Lai Châu.

Tham gia thảo luận, các đại biểu đã trao đổi về những giải pháp chống BĐKH ở Lai Châu, bao gồm vấn đề kinh phí trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, chính sách đối với người nghèo trong phòng, chống BĐKH; ảnh hưởng của BĐKH đến 5 hồ chứa và các tiểu vùng khí hậu trên địa bàn tỉnh; áp dụng kịch bản BĐKH vào địa phương; cảnh báo về tình trạng xả lũ ở các công trình thủy điện; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở các công trình thủy điện. Các đại biểu cũng nêu những khó khăn khi sử dụng công nghệ phòng chống BĐKH trong điều kiện địa hình ở Lai Châu. Do đó, cần thiết phải cụ thể hóa các chương trình, dự án của trung ương để có sự khác biệt trong phòng, chống BĐKH hiện nay tại Lai Châu.

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Sáu - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thống nhất lại một số số liệu liên quan đến các lĩnh vực bị ảnh hưởng do BĐKH, đồng thời tiếp thu ý kiến tham gia thảo luận và sẽ đề xuất với tỉnh có chủ trương ban hành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với từng ngành, địa phương nhằm giảm đến mức tối đa ảnh hưởng do BĐKH./.

Tác giả: Thu Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5757 | lượt tải:112

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5399 | lượt tải:118

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6394 | lượt tải:168

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6340 | lượt tải:134

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7565 | lượt tải:272
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay27,824
  • Tháng hiện tại238,633
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,268,240
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down